Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chất tạo nạc cho heo chủ yếu nhập từ Trung Quốc

Chất tạo nạc cho heo chủ yếu nhập từ Trung Quốc
Publish date: Saturday. August 29th, 2015

Chất tạo nạc cho heo được sử dụng nhiều nhất tại VN là clenbuterol và salbutamol, chủ yếu có nguồn nhập từ Trung Quốc, khi heo ăn chất này sẽ không đào thải như những chất khác.

Ngày 26-8, tại buổi họp bàn về công tác tuyên truyền liên quan việc sử dụng chất cấm, chất tạo nạc trong chăn nuôi do Ban Tuyên giáo trung ương tại TP.HCM tổ chức, ông Đào Văn Lừng, vụ trưởng - trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo trung ương tại TP.HCM, khẳng định cần thiết phải xử lý hình sự người mua bán chất cấm trong chăn nuôi.

Theo ông Lừng: “Mua bán chất cấm - chất giết người - mà chưa xử lý hình sự được là một điều hết sức vô lý, là bất cập trong pháp luật”.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Phạm Đức Bình, phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN, cho biết chất tạo nạc cho heo được sử dụng nhiều nhất tại VN là clenbuterol và salbutamol, chủ yếu có nguồn nhập từ Trung Quốc, khi heo ăn chất này sẽ không đào thải như những chất khác.

Ông Bình cũng lưu ý hiện tượng nhiều người mua những con heo lớn, nặng khoảng 100kg, đã đến tuổi xuất chuồng của các công ty có uy tín về nuôi, sử dụng các chất kích thích, chất tạo nạc để thúc heo trong thời gian ngắn tăng lên 130kg, thậm chí có con lên đến 200kg để giả thịt bò nhằm thu lợi nhuận.

Theo ông Bình, pháp luật VN đã cấm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vì tác hại của nó nhưng mức xử phạt hành chính rất thấp (khoảng 15 triệu đồng/trại/lần), không đủ sức răn đe. Do đó ông Bình đề xuất cần phải có biện pháp xử lý hình sự đối với cả hành vi mua bán các chất cấm trong chăn nuôi.


Related news

Hơn 300ha Lúa Bị Rầy Gây Hại Ở Hải Lăng Hơn 300ha Lúa Bị Rầy Gây Hại Ở Hải Lăng

Cũng như các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh, từ đầu vụ đông xuân, bà con nhân dân huyện Hải Lăng (Quảng Trị) phải đối mặt với việc chuột đồng phá hoại lúa trên diện rộng, thì nay bà con lại lo lắng trước hiện tượng các loại rầy gây hại cục bộ cho cây lúa trong thời kỳ chín sạ.

Tuesday. May 7th, 2013
Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Liên Kết Trồng Đậu Bắp Nhật Ở Đồng Tháp Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Liên Kết Trồng Đậu Bắp Nhật Ở Đồng Tháp

7 năm qua, nông dân trồng đậu bắp nhật ở 3 xã: Tân Hòa, Định Hòa và Vĩnh Thới (Lai Vung - Đồng Tháp) đều đạt lợi nhuận cao hơn trồng lúa và một số loại cây màu khác. Hiện mô hình liên kết trồng cây đậu bắp Nhật đang có xu hướng mở rộng trên địa bàn huyện.

Tuesday. May 7th, 2013
Bốn Mùa Bơ Bốn Mùa Bơ

Có chút ngạc nhiên lẫn thú vị cho những người yêu cây trái khi biết rằng cây bơ trên đất Lâm Đồng ra quả hầu như quanh năm và thực ra trồng bơ cũng rất kinh tế không kém so với nhiều loại cây trồng khác.

Tuesday. May 7th, 2013
Giống Đậu Phụng Mới Cho Vùng Cát Giống Đậu Phụng Mới Cho Vùng Cát

Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh (Trung tâm KN - KN tỉnh) đã tiến hành thử nghiệm giống đậu phụng mới tại thôn Nghĩa Hòa (xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam). Kết quả bước đầu cho thấy, giống đậu phụng mới cho năng suất cao, có thể nhân rộng mô hình.

Thursday. July 18th, 2013
Lao Đao Vì Tôm Dịch Bệnh Lao Đao Vì Tôm Dịch Bệnh

Nuôi tôm ở xã Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh) đã từng là nghề hái ra tiền đối với một bộ phận người dân nơi đây. Thế nhưng 2 năm trở lại đây, cũng chính con tôm lại đang đẩy nhiều người vào cảnh trắng tay, nợ nần khi liên tiếp xảy ra dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt.

Thursday. July 18th, 2013