Chanh rớt giá, nông dân gặp khó
Ông Hồ Minh Thu ngụ xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp ngậm ngùi: “Hiện nay trong vườn nhà tôi còn hơn 15 tấn chanh đã tới ngày thu hoạch nhưng bán không ai mua. Khoảng 1 tuần trước lái còn mua với giá 1 ngàn đồng/kg đối với chanh loại 1, còn chanh loại 2, loại 3 gần như cho không. Bây giờ thì chanh loại 1 hay loại 2 gì cũng vậy, thương lái trả lời là không mua vì đang “dội chợ”, thế là cả chục tấn chanh không biết bán đâu cho hết”.
Một số thương lái thông tin, chanh rớt giá thảm do đây là thời điểm thu hoạch chính vụ, nên sản lượng chanh ở các nơi rất lớn. Trong khi đó, chanh của Đồng Tháp nói riêng và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu được tiêu thụ ở khu vực miền Trung, Hà Nội, nhưng thời gian gần đây thời tiết mưa bão liên tục ảnh hưởng rất lớn đến sức tiêu thụ từ các thị trường này. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến chanh tiêu thụ chậm.
Ông Võ Văn Hòa - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) chanh Tân Hòa, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, cho biết: “Mặc dù chanh ở HTX được sản xuất theo chuẩn VietGAP nhưng do chưa liên kết được với các đơn vị thu mua nên tình hình tiêu thụ chanh của bà con xã viên cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện chanh loại 1 bán tại HTX giá từ 1.500 - 2.000 ngàn đồng/kg, chanh loại 2 và loại 3 từ 200 - 500 đồng/kg nhưng tiêu thụ cũng rất khó khăn vì lái không mua hàng nhiều. So với cùng kỳ năm trước thì giá chanh năm nay thấp hơn từ 20 - 30%. Với mức giá như hiện nay thì người trồng chanh điêu đứng, bởi chi phí đầu tư cao hơn rất nhiều so với giá chanh bán ra”.
Related news

ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đề nghị nên sửa tên luật này thành Luật Kinh tế biển đảo. Lý do, ĐB Đương đưa ra là vì chúng ta đã có Luật TN-MT và Luật Biển Việt Nam rồi. Do đó cần có một tên luật sát và đúng nghĩa với yêu cầu nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra.

Từ nay tới cuối năm Thanh Hà sẽ có thêm 2 – 3 đợt xuất hàng sang Myanmar, đưa tổng trị giá sản phẩm xuất khẩu sang Myanmar đạt khoảng 20 tỷ đồng.

Một khung cảnh mộng mơ bỗng hiện lên trước mắt. Khu dân cư được quy hoạch theo lối bậc thang dọc theo triền đồi thoai thoải. Những ngôi nhà mới xây kiên cố chỉ cách nhau một vườn rau vuông vắn; gia chủ bước khỏi cửa là gặp đường bê tông bóng nhoáng.

Trước việc ngành chăn nuôi Việt Nam liên tiếp đối mặt với khó khăn trong nhiều năm qua, trong bối cảnh tình hình tiêu thụ trong nước đã bão hòa và thách thức từ các hiệp định tự do hóa thương mại mà Việt Nam đang đàm phán, mới đây, Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y xây dựng Đề án thí điểm xây dựng vùng ATDB với mục tiêu sớm tạo nguồn sản phẩm thịt lợn XK. Với đặc thù có đàn lợn lớn nhất nhì vùng ĐBSH, vị trí địa lí và địa hình có sông ngòi bao quanh, Thái Bình và Nam Định đã được lựa chọn là 2 tỉnh sẽ thực hiện thí điểm xây dựng vùng ATDB.

Sáng 12/11, đoàn công tác do ông Atsuki Tomoyose - Bí thư thứ 2 của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam dẫn đầu đã có mặt tại Nghệ An trong khuôn khổ chuyến khảo sát, xúc tiến đầu tư.