Chăn nuôi vượt qua trồng trọt
Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng ngành công nghiệp - xây dựng giữ vai trò động lực tăng trưởng chính (chiếm 80,8%, tăng bình quân 20,3%/năm); ngành thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, từng bước hình thành một số trung tâm thương mại văn minh (chiếm 16,5%, tăng bình quân 17,2%/năm); nông nghiệp chỉ còn 2,7%.
Ngành nông nghiệp huyện Bình Chánh chuyển dịch theo hướng tích cực khi tỷ trọng chăn nuôi đã vượt qua trồng trọt, các mô hình chuyển đổi cây trồng tiếp tục được nhân rộng (hoa lan, cây kiểng, cá cảnh, rau an toàn), mang lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân đạt từ 200 triệu - 1,2 tỷ đồng/ha/năm (tăng bình quân 4,7%/năm). Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước đạt 20,4%, từ năm 2010 đến 2015 thu, nộp ngân sách trên 4.000 tỷ đồng.
Từ một huyện với cơ sở hạ tầng trên địa bàn chưa đồng bộ, nạn ô nhiễm môi trường, dân số cơ học tăng nhanh gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý của địa phương, giờ đây UBND huyện cùng người dân Bình Chánh đã tạo nên bộ mặt mới khi cơ sở hạ tầng dần được đầu tư hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, thu nhập bình quân đầu người trên 40,4 triệu đồng/người/năm.
Related news
Có mặt trên cánh đồng thôn Phú Mỹ (xã Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh) những ngày cuối tháng 5, các đại biểu và bà con nông dân tham gia hội thảo đánh giá chất lượng TBR 225 đều vui mừng vì đã tìm ra được giống lúa có chất lượng gạo ngon và năng suất rất cao.
Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đưa đến không ít thách thức đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để tận dụng tối đa cơ hội, vượt qua thách thức, ngành nông nghiệp đang ra sức tái cơ cấu nhằm nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị, huyện Cẩm Khê đã đưa mô hình nuôi lươn không bùn vào nuôi ở 2 xã Sai Nga và Đồng Cam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là mô hình của ông Nguyễn Quốc Khải ở khu Đồng Kệ xã Đồng Cam và chị Nguyễn Thị Thủy ở khu 5 xã Sai Nga, nuôi lươn trên bể xi măng lót bạt không bùn để cung ứng cho thị trường sản phẩm lươn sạch.
J02 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, đã được đưa vào trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh khoảng 5- 6 năm nay.
Người dân ở miền núi được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24.9.2010 của Chính phủ đã bảo vệ hiệu quả diện tích rừng được giao. Sở NN&PTNT đã xây dựng phương án nâng mức chi trả DVMTR cho những khu vực có mức giá thấp.