Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định

Đàn gia cầm phát triển nhanh ước đạt hơn 5,5 triệu con, tăng gần 12% so với cùng kỳ. Trong đó đàn gà ước đạt hơn 4,9 triệu con, tăng 14% so cùng kỳ. Mặt khác, giá gia súc, gia cầm và các sản phẩm chăn nuôi ổn định và có phần nhích hơn tháng trước, nên người dân yên tâm chăn nuôi.
Toàn tỉnh hiện có 79 trang trại chăn nuôi lợn, tăng 21 trang trại so cùng kỳ năm trước, tập trung nhiều ở huyện Dương Minh Châu và Châu Thành. Đến thời điểm này, tổng đàn lợn trong tỉnh có hơn 195.000 con, tăng 1,8% so cùng kỳ năm trước.
Mặc dù so cùng kỳ tổng đàn chỉ có sự tăng nhẹ nhưng có sự chuyển đổi rõ rệt trong cơ cấu nuôi, cụ thể đàn lợn nuôi theo mô hình trang trại tăng mạnh thay cho mô hình nuôi nhỏ lẻ trong dân không có hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn được duy trì và phát triển ổn định. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng gần 10% so cùng kỳ.
Tuy nhiên, xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm nhưng được phát hiện và điều trị kịp thời. Các ngành chức năng tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, khuyến cáo người chăn nuôi thường xuyên làm vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại.
Tổ chức tiêm phòng vắcxin cúm cho đàn gia cầm trên phạm vi toàn tỉnh; đẩy mạnh công tác kiểm dịch tại gốc, phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc lưu thông, vận chuyển gia súc xuất, nhập tỉnh và đưa vào các lò mổ.
Related news

Do diễn biến bất thường của thời tiết nên năm nay mưa nhiều, cây trồng có nơi bị ngập úng, ở một số vùng trồng cam canh, bưởi diễn của Hà Nội đã ít nhiều bị ảnh hưởng.

Trong khi thanh long trái vụ đang được nông dân bán với giá từ 12.000 đồng đến 14.000 đồng/kg, thì tại xã Hàm Liêm (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận), một số người dân chỉ bán được 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh đốm trắng đang gia tăng trên hầu hết diện tích thanh long của họ...

Nông dân Bình Thuận đang phát triển mô hình trồng đậu phộng dại thay thế rơm rạ phủ vườn thanh long. Đây là loài cây có thời gian sinh trưởng khá dài, từ 1 - 5 năm và có khả năng chống xói mòn, khống chế sự phát triển cỏ dại để lại nguồn hữu cơ cho đất và cây trồng.

Nông dân trồng vú sữa ở Tiền Giang, đang bước vào vụ thu hoạch vú sữa nâu sớm với niềm vui bán được giá cao, thị trường tiêu thụ rộng mở và người tiêu dùng ưa chuộng. Theo chị Ngô Thị Nhu, chủ vựa trái cây Dũng Nhu ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim, huyện Châu Thành cho biết: Vú sữa nâu được bán ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim với giá khoảng 420.000 đồng/chục (14 trái). Do vú sữa đầu mùa xuất hiện ít, nên phương thức mua bán được tính theo trái chứ không theo chục như chính vụ, tương đương 30.000 đồng/trái (loại trên 400 gam/trái). Giá này cao hơn chính vụ từ 8 đến 10 lần. Với mức giá trên, nhà vườn trồng vú sữa nâu thu lãi từ 300 - 400 triệu đồng/ha.

Trong 3 năm từ 2010 – 2013, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phối hợp với dự án Jica – Sofri triển khai thực hiện dự án “Cải thiện hệ thống khuyến nông để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt cho nông dân nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long” tại huyện Kế Sách. Sau hơn 3 năm thực hiện, mô hình đã thu được kết quả khả quan.