Chăn nuôi theo chuỗi giá trị hướng đi bền vững cho nông dân

Và đây cũng là giải pháp chủ yếu nhằm duy trì và nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay.
Mô hình đang được Tổ hợp tác (THT) nuôi gà thả vườn thị xã Bình Long thực hiện với quy mô hàng trăm ngàn con, lợi nhuận cao và phát triển bền vững, ổn định. Hiện mô hình đang được Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh nhân rộng.
Hướng đi mới
Ông Phan Văn Túy, Tổ trưởng THT nuôi gà thả vườn thị xã Bình Long cho biết: Tháng 10-2013, 13 hộ nuôi gà thả vườn xã Thanh Lương đã thành lập THT với tên gọi là THT nuôi gà thả vườn thị xã Bình Long nhằm liên kết với các doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Khi tham gia THT, các hộ phải có đủ điều kiện như: xây dựng được chuồng trại, có diện tích vườn điều, cao su hoặc vườn cây ăn trái đảm bảo độ che phủ, an toàn sinh học, không gây ô nhiễm môi trường và đóng góp 10 triệu đồng làm vốn bảo lãnh.
THT ký cam kết với các doanh nghiệp sẽ cùng mua 1 loại giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và sản xuất sản phẩm an toàn sinh học. Ngược lại, các doanh nghiệp cũng cam kết bán giống, thức ăn, thuốc thú y cho THT có nguồn gốc, đảm bảo chất lượng, với giá rẻ hơn thị trường; tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu hết sản phẩm. Các thành viên được THT cam kết với doanh nghiệp khi mua giống, thuốc thú y, cám được trả chậm 70%, được hưởng tiền chiết khấu và không phải đi giao dịch. Với mô hình này, người nông dân không còn phải đi tìm đầu ra như những năm trước.
Hiệu quả cao
Gia đình ông Túy hiện nuôi 11 ngàn con gà thả vườn/3 lứa. Giống được mua từ Công ty TNHH MTV chăn nuôi gà thả vườn Bình Minh (tỉnh Đồng Nai), với giá 14 ngàn đồng/con. Gà giống được tiêm vắc-xin đầy đủ, sức khỏe tốt và có nguồn gốc xuất xứ. Gà được nuôi từ 3,5 đến 4 tháng, có trọng lượng 1,7 - 1,8kg/con thì xuất chuồng. Sản phẩm được Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp Thanh niên xung phong, TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ với giá 60 ngàn đồng/kg. Và đơn giá bao tiêu gà thịt được hai bên cam kết tính như sau: Nếu gà giống có giá 14 ngàn đồng/con thì giá thu mua là 60 ngàn đồng/kg.
Nếu giá gà giống dưới hoặc trên 14 ngàn đồng/con, thì giá thu mua là: 60 ngàn đồng + (giá gà giống - 14 ngàn đồng/con) :2. Ví dụ, giá gà giống là 18 ngàn đồng/con, thì giá thu mua là: 60 ngàn đồng + ((18 ngàn - 14 ngàn đồng/con) :2) = 62 ngàn đồng/kg. Với giá đầu vào, đầu ra như hiện nay, sau khi trừ chi phí thì gia đình ông Túy lãi từ 14 - 15 triệu đồng/1.000 con. Hiện THT phát triển lên 20 thành viên với quy mô từ 2.000 - 15.000 con/hộ.
Theo kinh nghiệm ông Túy, để đem lại hiệu quả cao và bền vững, ngoài thực hiện đầy đủ các quy định đã cam kết thì người nuôi cần có kiến thức sâu rộng về chăn nuôi như: Trang trại chăn nuôi cần có đủ ấm, thông thoáng, đảm bảo vệ sinh; diện tích vườn phải rộng, có độ che phủ và hàng rào bao quanh. Sau khi gà xuất chuồng, trang trại cần được khử trùng và cách ly từ 20-30 ngày. Trong quá trình chăm sóc, gà cần được tiêm vắc-xin đầy đủ, khi có sự cố báo ngay nhân viên kỹ thuật để kịp thời xử lý. Để có thịt gà thơm ngon, săn chắc và đẹp, từ tháng thứ 2 trở đi cần cho ăn thêm rau, cỏ, bắp...
Nhân rộng mô hình
Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh cho rằng: Chăn nuôi theo chuỗi giá trị là hướng đi mới và bền vững cho nông dân, nhằm nâng tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp.
Theo mục tiêu đề án phát triển chăn nuôi được UBND tỉnh phê duyệt, đến năm 2020 cơ bản các sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo phương thức trang trại, công nghiệp; đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường; đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong tỉnh và xuất khẩu; nâng tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp đạt 11,5% vào cuối năm 2015 và 15% vào năm 2020.
Thực hiện đề án, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh đã ký cam kết với các doanh nghiệp trong việc liên kết, hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị. Năm 2014, đơn vị đã vận động nông dân xây dựng được 10 mô hình tại 3 huyện: Đồng Phú, Hớn Quản và Chơn Thành.
Trung tâm cũng đã thực hiện 1 mô hình nuôi gà thả vườn theo hướng VietGAP quy mô nông hộ làm điểm cho người dân tham quan, học tập. Năm 2015 và các năm tiếp theo sẽ xây dựng 10 mô hình/năm, trong đó hỗ trợ 100% chi phí mua 1.000 con giống/mô hình/năm, tổ chức tập huấn cho nông dân. Khi các mô hình phát triển sẽ thành lập các câu lạc bộ, THT chăn nuôi. Cũng theo bà Lê Thị Ánh Tuyết, ngoài nuôi gà thả vườn, nếu hộ nào ít diện tích có thể thực hiện mô hình nuôi gà Lương Phượng hoặc nuôi vịt ở nơi có diện tích ao, hồ nhưng phải đảm bảo an toàn sinh học và không gây ô nhiễm môi trường.
Related news

Theo thống kê, từ ngày 1/2/2014 đến nay phía DG SANCO (thuộc Ủy ban châu Âu) đã phát hiện 3 chuyến hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào EU có vi khuẩn gây hại sức khỏe người tiêu dùng đã bị cấm trên cây húng quế (Ocimum santum) và mướp đắng (Momordica charantia).

Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga Rosselkhoznadzor ngày 6/10 cho biết hơn 25 tấn cá basa filê đông lạnh của Việt Nam cập Cảng Lớn ở thành phố St. Petersburg đã bị áp dụng hạn chế tạm thời.

Được sự chỉ dẫn tận tình, chúng tôi tìm đến ngôi nhà có vườn cây với tên gọi khá lạ so với người dân Phố núi: cây chùm ngây. Người đàn ông tuổi đã ngoài 50 tên Nguyễn Sỹ Trung chính là chủ nhân của mảnh vườn ấy. Mấy ai ngờ rằng mảnh vườn vỏn vẹn 100 m2 này chính là niềm vui của đôi vợ chồng cựu chiến binh sống tại tổ 4, phường Thắng Lợi (TP. Pleiku).

Sở hữu hơn 40 cây dâu da đất với năng suất từ 1 tạ đến 3 tạ/cây, gia đình ông Nguyễn Hòa My (ở thôn An Điền Bắc, xã Cửu An, thị xã An Khê) đã chọn đúng cây trồng, hợp thổ nhưỡng để thoát nghèo “khỏe” với thu nhập gần 50 triệu đồng/năm.

Tận dụng lợi thế đất đai, thổ nhưỡng kết hợp với phương pháp canh tác khoa học và trên cả là ý chí vượt khó vươn lên, nhiều hộ nông dân ở huyện Krông Pa đã và đang làm đổi thay cuộc đời mình. Những hộ nông dân thu nhập tiền tỷ hay hàng trăm triệu đồng mỗi năm đã không còn là chuyện hiếm trên vùng đất xa xôi này.