Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Điêu Đứng Vì Chống Dịch Yếu Kém

Chăn Nuôi Điêu Đứng Vì Chống Dịch Yếu Kém
Publish date: Monday. May 12th, 2014

Dịch cúm gia cầm xảy ra ở VN vào thời điểm cuối năm 2003, đến nay đã hơn 10 năm. Thế nhưng đến nay dịch cúm vẫn hoành hành và gây thiệt hại rất nặng.

Đã liên tiếp hơn 10 năm nay, năm nào ngành chăn nuôi cả nước cũng chịu thiệt hại nặng nề vì dịch cúm gia cầm. Nhưng năm nay người chăn nuôi đặc biệt cùng quẫn hơn vì ảnh hưởng của dịch bệnh và suy thoái kinh tế, mặt hàng thịt, trứng tiêu thụ chậm và rớt giá.

Giữa tháng 4 vừa qua, Cục Thú y công bố cả nước đã khống chế được dịch cúm gia cầm và không còn phát sinh ổ dịch mới. Thế nhưng nhiều người phải giật mình nhìn lại vì sau hơn 10 năm, công tác chống dịch vẫn hết sức bị động và thiếu chuyên nghiệp.

Dịch cúm đi qua, túng quẫn ở lại

Ông Phan Khắc Viên, chủ trang trại gà Cây Gáo (Đồng Nai), đã phải thốt lên: “Thời điểm này đến tôi cũng phải chết, không hộ nông dân nuôi nhỏ lẻ nào sống được”.

Theo ông Viên, trại của ông tự sản xuất con giống, ký hợp đồng mua thức ăn chăn nuôi số lượng lớn, 500 - 600 tấn/tháng nên được giá rẻ, đầu tư cho các hộ nông dân chăn nuôi, mô hình này đã xây dựng được 5 - 6 năm, lại có công ty cam kết thu mua, đó là lợi thế lớn. Vậy mà ông cũng không gánh gồng nổi trong hoàn cảnh bi đát như hiện nay.

Chỉ vì một số hộ nuôi gà ở hai địa bàn tại tỉnh Đồng Nai để xảy ra dịch cúm, thông tin được công bố, thương lái dựa vào đó ép giá người chăn nuôi. Với giá gà hiện nay, người nuôi đang lỗ tới 25.000 đồng/con.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, một chủ trại gà ở Tiền Giang

Tại Tiền Giang, Hợp tác xã gà ta Gò Công có gần 50 hộ xã viên. Hộ nuôi ít nhất 1.000 con gà, hộ nuôi nhiều từ 5.000 - 8.000 con. Khi xảy ra dịch cúm, đầu mối tiêu thụ giảm số lượng thu mua khiến đàn gà quá lứa tồn đọng lớn. Ông Nguyễn Văn Ngọc, chủ trại gà hơn 100.000 con cho biết đàn gà của ông không bị dịch bệnh nhưng vì ảnh hưởng chung của dịch cúm nên giá xuống thấp, thiệt hại rất lớn.

Ông Ngọc bức xúc: “Ở các nước lân cận cũng có dịch cúm nhưng họ phòng chống và tuyên truyền rất bài bản, sản phẩm không bị dịch bệnh vẫn được tiêu thụ bình thường, thậm chí lãnh đạo nước họ còn xuất hiện trên truyền hình để động viên người dân an tâm sử dụng sản phẩm chăn nuôi.

Còn ở VN thông tin chống dịch cứ loạn lên, chỉ một vài trại nhỏ có dịch là xem như cả tỉnh không tiêu thụ được gia cầm. Người dân hoang mang nên hạn chế sử dụng thịt, dẫn đến thiệt hại nặng nề cho toàn ngành chăn nuôi”.

10 năm vẫn “còn bị động”

Dịch cúm gia cầm xảy ra ở VN vào thời điểm cuối năm 2003, đến nay đã hơn 10 năm. Thế nhưng đến nay dịch cúm vẫn hoành hành và gây thiệt hại rất nặng. Thậm chí so với cùng kỳ năm 2013, diện tích và mức độ xuất hiện dịch từ đầu năm đến nay tăng lên rất nhiều, cụ thể số xã có dịch tăng từ 4 - 6 lần, số gia cầm buộc phải tiêu hủy tăng 3 - 4 lần.

Tại hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch bệnh do Bộ NN-PTNT tổ chức hôm qua (9.5) tại TP.HCM, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, cho rằng: “Hệ thống thú y địa phương không đồng nhất và thiếu ổn định nên công tác chống dịch gặp rất nhiều khó khăn. Những tỉnh có mạng lưới thú y do UBND xã quản lý thường giấu dịch để tự chữa trị, không báo cáo để lấy thành tích, khi dịch lan rộng mới báo cơ quan cấp trên”.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng nhìn nhận, công tác tuyên truyền thực sự là một khâu yếu trong phòng chống dịch thời gian qua, khiến nhiều trang trại chăn nuôi an toàn nhưng vẫn bị người dân “quay lưng”, giá gia cầm rớt thê thảm tới nay vẫn chưa phục hồi.

 “Khi xảy ra dịch thì địa phương phải minh bạch thông tin, xã nào có dịch, huyện nào có dịch, tỉnh nào có dịch. Đồng thời, tuyên truyền tỉnh nào chưa có dịch, trang trại chăn nuôi nào đảm bảo an toàn dịch bệnh, để người dân biết và tiêu thụ sản phẩm”, ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, kiến nghị.


Related news

Hơn 60% Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Có Lãi Hơn 60% Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Có Lãi

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải – Trà Vinh, tính đến ngày 21/8/2013, trên địa bàn huyện có 644 hộ thả nuôi hơn 225 triệu con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích hơn 412 hécta. Tập trung nhiều tại các xã Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Toàn.

Saturday. August 24th, 2013
Nông Dân Thua Lỗ Vì Chồn Nhung Nông Dân Thua Lỗ Vì Chồn Nhung

Những người nông dân huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã nuôi giấc mộng làm giàu từ một loài vật nuôi có cái tên lạ hoắc: Chồn nhung. Sự thật về loài vật nuôi này hiện nay đang ra sao? Liệu chúng có đáng giá đến mức người nông dân phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua về nuôi? Loài vật nuôi ngoại nhập này đã dấy lên một cơn sốt chồn nhung đen tại miền Bắc, khi mà nhiều đối tượng bán hàng đa cấp trục lợi đang thổi giá bán lên hàng triệu đồng mỗi đôi.

Saturday. August 24th, 2013
Trồng Tần Dày Lá Tắc Đầu Ra Trồng Tần Dày Lá Tắc Đầu Ra

Ông Đào Văn Măng (ngụ ấp Thạnh Hưng, xã Bình Thành, Châu Thành - An Giang) trồng khoảng 1.200m2 tần dày lá đến thời điểm thu hoạch, nhưng không có đầu ra.

Saturday. August 24th, 2013
Người Dân Lao Đao Vì Ngô Lai Mất Giá Người Dân Lao Đao Vì Ngô Lai Mất Giá

Vụ mùa 2013, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) gieo tỉa trên 6.330 ha ngô lai, tăng 630 ha so với kế hoạch, tập trung nhiều nhất tại các địa phương như: Cư Kbang, Cư M’lan, Ea Lê, Ia T’mốt, thị trấn Ea Súp…

Saturday. August 24th, 2013
Chủ Động Phòng Trừ Dịch Hại Lúa Mùa Sau Mưa Lũ Chủ Động Phòng Trừ Dịch Hại Lúa Mùa Sau Mưa Lũ

Sau những cơn mưa kéo dài vừa qua, nhiều diện tích lúa mùa ở các huyện, thành phố đã xuất hiện nhiều loại dịch hại. Để phòng trừ dịch hại sau mưa lũ, bà con nông dân trong tỉnh đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng trừ, hạn chế thiệt hại do sâu, bệnh gây ra..

Saturday. August 24th, 2013