Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Sắn Lên Ngôi

Cây Sắn Lên Ngôi
Publish date: Saturday. November 23rd, 2013

Trong khi cao su, rừng keo tràm thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro thiên tai, thì cây sắn được chọn làm đối tượng thay thế để thoát nghèo bền vững.

Thu lãi cao

Nhiều vùng đất ở huyện miền núi Nam Đông, xen kẽ những dãy keo tràm là cây sắn xanh non mơn mởn. Thị sát một số khu rừng, húng tôi bắt gặp bà con thu hoạch keo tràm để đưa vào trồng sắn nguyên liệu. Những diện tích rừng được người dân khai thác đều từ 4-5 năm tuổi đã đến kỳ thu hoạch, bán với giá từ 30 triệu đến 35 triệu đồng. Tính toán của bà con, trừ chi phí giống, phân bón, công chăm sóc... mỗi ha rừng keo lãi chỉ vài triệu đồng, chưa kể nhiều diện tích xấu hầu như không có lãi.

Ông Văn Lanh ở thôn Hà An, xã Hương Phú (Thừa Thiên Huế) nói: “Mấy năm gần đây, cây sắn được mùa, được giá nên tôi và bà con địa phương tận dụng quỹ đất và thu hoạch rừng keo tràm để trồng sắn. Gia đình tôi còn trồng sắn xen cao su, keo tràm với diện tích khoảng 1 ha”. “Chỉ sau khoảng 7 tháng trồng, mỗi ha sắn cho thu nhập gần 40 triệu đồng, trừ chi phí lãi trên 20 triệu đồng. Còn trồng keo rất vất vả, nhiều công chăm sóc và sau 5-7 năm mới thu hoạch một lần, bình quân mỗi ha thu nhập chỉ khoảng 35 triệu đồng”, ông Huỳnh Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Phú tính toán. Đến nay, kể cả diện tích chuyên sắn và trồng xen rừng trên địa bàn xã Hương Phú có khoảng 400 ha, cao nhất huyện.

Ông Ngô Văn Chiến, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, cây sắn được mùa, được giá đã kích thích nhiều hộ dân mở rộng diện tích, đến nay toàn huyện có khoảng 1.200 ha. Năm 2010, giá sắn đẩy lên mức 2.000-2.200 đồng/kg, tổng doanh thu từ trồng sắn trên địa bàn huyện đạt mức kỷ lục trên 20 tỷ đồng. Ba năm qua, giá sắn dao động ở mức 1.500-1.800 đồng, bà con trồng sắn cũng thu lãi khá cao. Chính hiệu quả kinh tế nên nhiều hộ đã tranh thủ khai thác những diện tích rừng đến thời kỳ thu hoạch để chuyển sang trồng sắn. Tuy nhiên, diện tích đất rừng chuyển sang trồng sắn phải được kiểm tra, cho phép của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.

Gắn với quy hoạch vùng sản xuất hợp lý

Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền-Nguyễn Văn Cho nói: “Thuận lợi với người trồng sắn là vốn đầu tư ít, công chăm sóc không nhiều nhưng lãi cao nên hầu hết các địa địa phương đều khuyến khích người dân mở rộng diện tích sắn nhằm nâng cao thu nhập. Vấn đề đặt ra với huyện là đầu ra cho sản phẩm. Điều đáng mừng, là trong khi mở rộng diện tích, huyện và các địa phương làm việc với Nhà máy Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Thừa Thiên Huế (NMCBTBSXKTTH) về việc tạo điều kiện thuận lợi thu mua, bao tiêu sản phẩm cho người dân cùng một số chính sách hỗ trợ khác.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Đăng Vang khẳng định, cây sắn nguyên liệu thực sự có chỗ đứng vững chắc trên đất Thừa Thiên Huế. Mấy năm gần đây, nhiều hộ ở các vùng đồi huyện Phong Điền, Phú Lộc, thị xã hương Trà, thị xã Hương Thủy... thoát được nghèo, vươn lên khá nhờ trồng sắn. Nhưng trong khi mở rộng diên tích, ngành nông nghiệp xác định, với các vùng đồi, vùng núi, việc khai thác rừng trồng chuyển sang trồng sắn sẽ ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường, xói lở đất trong mùa mưa bão. Vậy nên, trồng sắn cần phải gắn với quy hoạch vùng sản xuất hợp lý và bảo vệ môi trường sinh thái. Những vùng đã từng trồng keo thì người dân chỉ được trồng hai vụ sắn, sau đó lại chuyển sang trồng rừng keo tràm. Trên những diện tích keo, bà con tổ chức trồng xen sắn nhằm tận dụng quỹ đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác. Từ khi NMCBTBSXKTTH chính thức đi vào hoạt động năm 2004, với công suất chế biến 350 tấn nguyên liệu/ngày, bà con nông dân yên tâm về đầu ra cho sản phẩm. Ông Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc NMCBTBSXKTTH cho biết, để phát triển vùng nguyên liệu, nhà máy đã có chính sách hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ phân bón, hom giống cho người trồng sắn. Trong những mùa bão lụt, chất lượng sản phẩm tuy không cao nhưng nhà máy vẫn thu mua với giá cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của NMCBTBSXKTTH rất rộng, gồm Thái Lan, Malayxia, Trung Quốc... trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 70%. Hơn 3 năm trở lại đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đạt hiệu quả cao, doanh thu bình quân mỗi năm từ 100 tỷ đến trên 110 tỷ đồng, nộp ngân sách 10-11 tỷ đồng.

Từ khi NMCBTBSXKTTH ra đời, trồng sắn đã trở thành một hướng phát triển kinh tế chủ lực đối với nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Diện tích trồng sắn toàn tỉnh được bà con nông dân từng bước mở rộng diện tích, đến nay đã hình thành các vùng trồng sắn nguyên liệu, bình quân mỗi năm từ trên 7.000 ha; các giống chất lượng được đưa vào trồng chủ yếu là KM94, Ba trăng... Sản lượng bình quân hằng năm đạt trên 140 ngàn tấn, doanh thu trên 140 tỷ đồng.


Related news

Ngư dân khai thác trên 1.200 tấn hải sản các loại Ngư dân khai thác trên 1.200 tấn hải sản các loại

Trong tháng 5-2015, ngư dân huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) vươn khơi đánh bắt xa bờ, ước sản lượng khai thác trong tháng đạt 1.220 tấn, tăng 2,4 lần so với tháng trước; nâng tổng sản lượng khai thác hải sản từ đầu năm đến nay lên 8.560 tấn.

Wednesday. June 3rd, 2015
Tổng sản lượng thủy sản tháng 5 đạt 608 nghìn tấn Tổng sản lượng thủy sản tháng 5 đạt 608 nghìn tấn

Theo Tổng cục Thủy sản, sản lượng thủy sản trong tháng 5 tăng 2,4% so với tháng 5/2014. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 257 nghìn tấn (sản lượng khai thác hải sản đạt 242 nghìn tấn, sản lượng khai thác nội địa đạt 15 nghìn tấn). Lũy kế từ đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 2,4 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng nuôi trồng đạt 351 nghìn tấn.

Wednesday. June 3rd, 2015
Quy hoạch nuôi tôm nước lợ khu vực ĐBSCL hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng con giống Quy hoạch nuôi tôm nước lợ khu vực ĐBSCL hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng con giống

Hội thảo quy hoạch nuôi tôm nước lợ khu vực ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 tổ chức tại Bạc Liêu là diễn đàn thảo luận giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất con giống và người nuôi tôm. Vấn đề được các đại biểu quan tâm hàng đầu tại hội thảo là đầu tư hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản và chất lượng tôm giống. Hai nội dung này được bàn luận sôi nổi tại hội thảo.

Wednesday. June 3rd, 2015
Đồng Bằng Sông Cửu Long gỡ khó xuất khẩu nông thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long gỡ khó xuất khẩu nông thủy sản

Tình hình xuất khẩu nông thủy sản từ đầu năm 2015 đến nay gặp khó khăn, giá trị thu về không như mong muốn, nhiều doanh nghiệp hoạt động ì ạch, trong khi các chỉ tiêu phát triển kinh tế bị ảnh hưởng... Gỡ khó cho xuất khẩu nông thủy sản đang được các bộ ngành trung ương và các tỉnh tập trung quyết liệt.

Wednesday. June 3rd, 2015
Hiệu quả mô hình chăn nuôi khép kín Hiệu quả mô hình chăn nuôi khép kín

Gần 8 năm đầu tư phát triển chăn nuôi, trang trại của ông Nguyễn Công Bắc ở Hợp tác xã 6, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn được coi là một trong những trang trại điển hình của tỉnh Sơn La về áp dụng phương pháp an toàn sinh học, chăn nuôi khép kín, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đem lại hiệu quả kinh tế, hạn chế tác động môi trường.

Wednesday. June 3rd, 2015