Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Ớt Niềm Hy Vọng Của Nông Dân

Cây Ớt Niềm Hy Vọng Của Nông Dân
Publish date: Friday. February 28th, 2014

Giá rau sau Tết Nguyên đán rớt giá thê thảm khiến nhiều nông dân trồng rau huyện Đak Pơ (Gia Lai) rơi vào cảnh trắng tay. Trước tình hình đó, mặc dù giá cả so với trước Tết có giảm, nhưng với mức giá từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg, cây ớt hiện đang trở thành niềm hy vọng của bà con nơi đây.

Đak Pơ là huyện có hơn 5.000 ha đất trồng rau. Trước Tết, giá rau rớt thê thảm, nhiều nông dân chịu thiệt, quyết định phá bỏ để tập trung trồng rau cho dịp sau Tết với hy vọng giá cả khá hơn. Nhưng lại một lần nữa, hành chỉ còn 700 đồng-1.000 đồng/bó, rau ngò 300 đồng/bó, bắp sú 500 đồng-700 đồng/kg, xà lách cũng rớt giá còn 1.000 đồng/kg khiến nhiều nhà nông điêu đứng.

Nhận thấy giá ớt chỉ giảm nhẹ, đồng thời cây ớt cho thu hoạch dài ngày và ổn định, các nhà nông ở đây đã quyết định trồng cây ớt làm cây chủ lực để giữ vốn trong vụ rau này.

Theo đa số người dân ở đây thì trồng ớt khỏe và yên tâm hơn so với trồng các loại rau khác bởi giá ớt ít có biến động, ngoài ra ớt cũng cho sản lượng lớn đem lại lợi nhuận cao.

Cùng với các loại rau khác, bà Lê Thị Thanh (thôn Tân Định, xã Cư An) đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trồng ớt. Những mùa trước, cây ớt đem lại cho gia đình bà Thanh hơn 40 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Hiện tại, một sào ớt nhà bà đang sinh trưởng tốt và sắp bước vào thời điểm ra hoa.

Bà Thanh chia sẻ: “Thấy các loại rau khác rớt giá quá nên nhà tôi cũng không trồng nhiều, chỉ trồng cầm chừng và tập trung cho cây ớt. Mặc dù cây ớt cũng đòi hỏi phải đầu tư nhiều, khoảng 15 triệu đồng/vụ nhưng bù lại giá cả ổn định nên chúng tôi cũng yên tâm hơn”.

Giá ớt trên thị trường thường dao động trong khoảng từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg, thời điểm thấp nhất cũng khoảng 10.000 đồng/kg, cao nhất có thể lên đến 50.000 đồng/kg nên vẫn được nhà nông lựa chọn để đầu tư. Gia đình chị Đào Thị Kim Diễm (thôn An Cư, xã Cư An) cũng trồng gần 2 sào ớt. Trong vụ năm ngoái, 2 sào ớt đem lại cho gia đình chị hơn 70 triệu đồng sau khi trừ hết các khoản chi phí.

Chị Diễm chia sẻ: “Trồng ớt cũng có lợi lắm. Nếu cây ớt tốt, khi vào vụ thu hoạch rộ thì 4-5 ngày hái một lần, mỗi lần hái được khoảng 5 tạ. Còn bình thường cũng được 3 tạ/lần hái. Tính chi li thì có lời hơn so với trồng các loại rau khác”.

Cũng nắm bắt được sức giảm của các loại rau nên ngay từ trước Tết, gia đình chị Nguyễn Thị Hảo (thôn Tân Sơn, xã Tân An) đã quyết định nhổ bỏ toàn bộ rau để thay vào đó cây ớt, chị Hảo nói: “Bây giờ chỉ dựa vào cây ớt thì mới mong có lời thôi, còn trồng các loại rau khác chỉ sợ mất vốn chứ mong gì lãi”.


Related news

Huyện Cẩm Thủy Cải Tạo 641 Ha Vườn Tạp Huyện Cẩm Thủy Cải Tạo 641 Ha Vườn Tạp

Huyện Cẩm Thủy có 1.381,91 ha vườn. Trước đây việc sử dụng đất vườn của các hộ dân chưa phù hợp, còn trồng nhiều loại cây tạp, hiệu quả kinh tế thấp.

Monday. June 23rd, 2014
Hơn 28 Ha Rừng Phòng Hộ Chết Khô Chưa Rõ Nguyên Nhân Hơn 28 Ha Rừng Phòng Hộ Chết Khô Chưa Rõ Nguyên Nhân

Trà Vinh hiện có hơn 340 hecta rừng Phi lao phòng hộ ven biển, nằm trên địa bàn các xã: Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Dân Thành, Đông Hải của huyện Duyên Hải và Mỹ Long Nam của huyện Cầu Ngang. Hiên nay hơn 28 hecta rừng phi lao tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang bị chết khô mà vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể và cách phòng trị.

Thursday. November 27th, 2014
Những Mô Hình Làm Thay Đổi Cách Nghĩ, Cách Làm Cho Người Nông Dân Những Mô Hình Làm Thay Đổi Cách Nghĩ, Cách Làm Cho Người Nông Dân

Với cách làm nêu trên, thời gian qua huyện Quang Bình đã có những "bước đi" rất quyết đoán trong việc lãnh, chỉ đạo người nông dân phát triển sản xuất dựa trên những thế mạnh sẵn có của vùng theo mô hình cánh đồng mẫu "5 cùng", gồm: Cùng thời gian, cùng thời điểm, cùng giống, cùng chăm sóc và cùng thu hoạch.

Monday. June 23rd, 2014
“Cánh Đồng Mẫu Lớn” – Cần Sự Liên Kết Chặt Chẽ Của “4 Nhà” “Cánh Đồng Mẫu Lớn” – Cần Sự Liên Kết Chặt Chẽ Của “4 Nhà”

Từ vụ lúa Hè thu năm 2011, tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) ở địa bàn các huyện: Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú và Cầu Ngang, với tổng diện tích hơn 2.700 hec-ta (ha); trong đó, diện tích mỗi mô hình từ 300 - 500ha. Qua các vụ sản xuất cho thấy, để CĐML ngày càng được mở rộng thì vấn đề đặt ra là giữa các “nhà” cần tạo dựng niềm tin lẫn nhau thì mô hình mới thật sự bền vững và lan rộng.

Thursday. November 27th, 2014
Mô Hình Thâm Canh, Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Đạt Hiệu Quả Cao Mô Hình Thâm Canh, Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Đạt Hiệu Quả Cao

Ngày 21.6, tại xã Hoài Thanh Tây, Ban quản lý Dự án sinh kế nông thôn bền vững tỉnh phối hợp với UBND huyện Hoài Nhơn đã tổ chức hội thảo tổng kết mô hình thâm canh, phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa.

Monday. June 23rd, 2014