Thông Báo Lịch Lấy Nước Gieo Cấy Vụ Đông Xuân 2014
Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa thông báo lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 theo 3 đợt.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc điều tiết các hồ chứa nước thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang để bổ sung thêm dòng chảy về hạ du, nâng cao mực nước các sông thuộc hệ thống sông Hồng, phục vụ lấy nước gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2013-2014.
Cụ thể gồm 3 đợt. Đợt 1, từ 0h ngày 14/1/2014 đến 24h ngày 18/1/2014.
Đợt 2 từ 0h ngày 25/1/2014 đến 24h ngày 29/1/2014. Đợt 3 từ 0h ngày 8/2/2014 đến 24h ngày 16/2/2014.
Trong thời gian trên, mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội được duy trì ở mức +2,20m trở lên.
Để đảm bảo cung cấp đủ nước cho toàn bộ diện tích gieo cấy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công ty khai thác công trình thủy lợi… khẩn trương xây dựng kế hoạch lấy nước, chủ động lấy nước vào các khu trũng và hệ thống kênh mương, thực hiện nạo vét các cửa lấy nước và hệ thống kênh, tập trung đưa nước lên ruộng theo đúng kế hoạch, tuyệt đối không để phát sinh yêu cầu xả nước từ các hồ chứa thủy điện ngoài 3 đợt lấy nước trên.
Related news
Ngày 26/5, tại xã An Hải (huyện Tuy An), Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với địa phương tiến hành tiêu hủy 5 sào sắn nhiễm rệp sáp bột hồng. Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 29/5, ngành chức năng tiếp tục tiêu hủy 10 sào sắn tại xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa), Krông Pa (huyện Sơn Hòa).
Vụ ĐX 2014 - 2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam phối hợp với Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam và Trạm KN-KN huyện Nông Sơn triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai CP 888 và CP 333.
Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc.
Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.
Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.