Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Đinh Lăng Trên Đất Đồi Minh Tiến

Cây Đinh Lăng Trên Đất Đồi Minh Tiến
Publish date: Friday. October 3rd, 2014

Về Minh Tiến, huyện Đoan Hùng lần này chúng tôi thấy  nhiều hộ dân treo biển thông báo bán cây đinh lăng giống. Qua tìm hiểu với chính quyền địa phương được biết, từ vài năm gần đây, nhiều hộ dân trồng cây đinh lăng đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Là người đầu tiên đưa cây đinh lăng về trồng ở xã, ông  Trần Văn Sỹ - thôn 8 đã có gần 20 năm gắn bó với cây thuốc vẫn được coi là “sâm nội” này. Lúc đầu ông trồng xen kẽ đinh lăng với cây mạch môn với mục đích vừa tạo bóng râm cho cây mạch môn mọc thấp lại vừa tận dụng thêm diện tích cho trồng trọt.

Thấy cây đinh lăng là loại cây thuốc quý có thể tận dụng được từ lá, thân, rễ, củ làm nước uống, ngâm rượu, có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ nên các thương lái đến thu mua củ mạch môn đã vận động ông nên đầu tư riêng vào giống cây này. Vậy là từ chỗ trồng kết hợp ông Sỹ đã dành ra vài sào đất trồng riêng đinh lăng. Cây đinh lăng phải từ năm thứ 3 trở lên mới bắt đầu cho thu hoạch và vào thời điểm đó giá thành thu mua đinh lăng cũng không cao nên ông Sỹ không có ý định mở rộng thêm diện tích.

Mãi những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu phát triển, việc thu mua cây nguyên liệu sớm hơn, chỉ khoảng hơn một năm là có thể xuất bán, giá thành lại cao. Ngoài ra, nhiều người từ các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái... đến hỏi mua cây giống nên năm 2012 ông Sỹ mở rộng diện tích ra trên 1ha vừa trồng vừa nhân giống để bán. Đến nay vườn đinh lăng của ông Sỹ đã cho thu hoạch được 2 đợt.

Đợt đầu, ông vừa bán giống, vừa bán thân, lá, rễ thu lãi gần 300 triệu đồng; đợt 2 ông thu được 550 triệu đồng. Ông Sỹ cho biết, doanh số thu từ đinh lăng của ông trong 1 năm được khoảng 800 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi còn khoảng 700 triệu đồng.

Thấy đây là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, lại dễ trồng, hợp với đất dốc, hợp với phân bón hữu cơ, không làm đất bạc màu, kháng bệnh cao nên nhiều hộ dân ở Minh Tiến cũng học ông Sỹ trồng đinh lăng và mỗi người lại tự rút cho mình những kinh nghiệm khác nhau.

Với bà Nguyễn Thị Thiện ở thôn 7 thì kéo dài thời gian sinh trưởng của cây so với thời gian thông thường là 1,5 năm chính là bí quyết để nâng giá bán. Vừa qua, gia đình bà xuất bán được lứa đầu tiên, thân, gốc là 23 nghìn đồng/kg. Trên diện tích một sào, bà Thiện trồng được 700 gốc, mỗi gốc đạt từ 1,8 đến 2 kg, như vậy được 1,4 đến 1,5 tấn/sào. Trên diện tích 7 sào, bà Thiện vừa bán giống, vừa bán lá, cây đã thu được trên 400 triệu đồng.

Trừ chi phí, gia đình còn lãi trên 300 triệu đồng. Bà Thiện vui mừng cho biết: “Trước kia, gia đình tôi chỉ trông chờ chủ yếu vào chăn nuôi nhưng dịch bệnh, giá cả bấp bênh nên thu nhập không cao. Từ khi trồng cây đinh lăng, đầu tư vốn, giống cũng không nhiều, chăm sóc dễ, so với các loại cây trồng khác thì mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần”.

So với cây trồng như sắn, lúa hoặc các loại cây lâm nghiệp khác thì cây đinh lăng cho giá trị kinh tế hơn có thể gấp đến vài chục lần. Ông Hoàng Quang Hưng - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Đinh lăng là loại cây dược liệu quý, được sử dụng trong điều chế sản xuất các sản phẩm nam dược hay thực phẩm chức năng.

Nông dân sản xuất ra đến đâu, thương lái thu mua hết đến đó. Chính vì hiệu quả kinh tế cao, có thể tận thu được tất cả các bộ phận của cây nên đến nay toàn xã có khoảng 200 hộ trồng đinh lăng với diện tích 15ha. Và xã vẫn tiếp tục khuyến khích người dân mở rộng thêm diện tích. Đây là loại cây trồng có thể mở ra hướng làm giàu cho người dân.

Kết quả bước đầu từ cây đinh lăng đã báo hiệu những tín hiệu vui cho phong trào phát triển kinh tế hộ ở Minh Tiến. Loại cây dược liệu này đã góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân và quan trọng hơn là thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá cho địa bàn xã miền núi của huyện Đoan Hùng.


Related news

Nông Dân Lo Lắng Vì Phân Bón Rởm Tràn Lan Nông Dân Lo Lắng Vì Phân Bón Rởm Tràn Lan

Ngành Nông nghiệp vùng ĐBSCL cho biết, hiện nông dân trong khu vực đang vào vụ sản xuất lúa nên nhu cầu sử dụng phân bón là rất lớn. Tuy nhiên, tình trạng phân bón kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều đang mang lại rất nhiều nỗi lo cho nông dân trong vùng.

Wednesday. February 22nd, 2012
Lương Thấp, Tự An Ủi Mình Lương Thấp, Tự An Ủi Mình

Liên kết khuyến nông viên cơ sở (KNVCS) là mô hình mới do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Nam thực hiện, bước đầu đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn KNVCS đều phàn nàn bởi khối lượng công việc quá lớn, song mức phụ cấp thấp; chỉ đủ tiền xăng xe hàng tháng nên họ không mặn mà.

Wednesday. February 22nd, 2012
Xuất Khẩu Cá Ngừ Bứt Phá Xuất Khẩu Cá Ngừ Bứt Phá

Tính đến giữa tháng 3/2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 101 triệu đô la Mỹ, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Wednesday. April 18th, 2012
Bí Quyết Làm GAP Nhanh Bí Quyết Làm GAP Nhanh

Ở Bình Thuận, làm GAP trên thanh long nhưng trang trại Duy Lan ở thôn Minh Hòa, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam đã tìm được một cách đi cho riêng mình và đây thực sự là một mô hình siêu tốc vì từ lúc nộp đơn là ngày 30/10/2006 đến ngày 12/3/2007 là lần thẩm định cuối cùng và đến 5/7/2007 là đã được tổ chức IMO của Thụy Sỹ công nhận chính thức đạt tiêu chuẩn Euro GAP.

Thursday. May 17th, 2012
Để Nghề Nuôi Trồng Thuỷ Sản Bền Vững Ở Quảng Ninh Để Nghề Nuôi Trồng Thuỷ Sản Bền Vững Ở Quảng Ninh

Những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh đã có những bước phát triển đáng kể, diện tích nuôi không ngừng được mở rộng trên cả 3 vùng nuôi mặn, lợ và nuôi nước ngọt. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành, còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tính bền vững của nghề nuôi còn thấp.

Thursday. July 19th, 2012