Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Chôm Chôm - Hướng Đi Mới Nhiều Triển Vọng Cho Vùng Đất Khó

Cây Chôm Chôm - Hướng Đi Mới Nhiều Triển Vọng Cho Vùng Đất Khó
Publish date: Monday. June 17th, 2013

Cây chôm chôm là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở miền Nam nước ta; là loại cây ưa chuộng đất thịt pha cát hay pha sét, tầng canh tác dày, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt; thích hợp với những nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm, lượng mưa phân bố hằng năm khoảng 2.000mm…

Trong những năm gần đây, Tây Nguyên cũng được xem là địa bàn thích hợp với chôm chôm. Những giống chôm chôm ghép đã được các nhà vườn trồng thử nghiệm bước đầu cho thấy giá trị kinh tế cao của loại cây ăn trái này. Đặc biệt đối với vùng đất có khí hậu khắc nghiệt, khô nóng như huyện Ea Súp (Dak Lak), cây chôm chôm bước đầu đã đem lại hiệu quả.

Hiện nay, chôm chôm được người dân trồng rải rác ở các địa bàn trong huyện. Trong đó địa bàn trồng chôm chôm với diện tích lớn chủ yếu tập trung ở các khu vực có thuận lợi nguồn nước tưới như: thôn 4, thị trấn Ea Súp; thôn 6 và 7 xã Ea Bung…

Gia đình bà Nguyễn Thị Loan là một trong những hộ trồng nhiều chôm chôm tại thôn 4, thị trấn Ea Súp cho biết: Gia đình bà hiện nay đã trồng được 20 cây chôm chôm ghép trên diện tích 2000 m2; trong đó có 10 cây có tuổi đời 10 năm đang trong thời kỳ kinh doanh. Hằng năm, chôm chôm cho thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch; mỗi cây trung bình thu hoạch được khoảng 150 kg/mùa. Với giá thị trường giao động khoảng 20.000 đồng/kg, tính ra tổng thu nhập trung bình hằng năm của 10 cây là khoảng 30 triệu đồng/năm. Trừ chi phí đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu và công chăm sóc còn lãi khoảng 20 triệu đồng/năm.

Hiện tại các giống chôm chôm thường được người dân lựa chọn là các giống chôm chôm ghép Java, chôm chôm nhãn (trái ráp) và chôm chôm của Thái Lan. Khi vào vụ thu hoạch, chôm chôm được thương lái đến tận vườn mua trực tiếp, sau đó được đem tiêu thụ ngay tại các chợ trên địa bàn huyện nên trái rất tươi ngon. Do đó được người dùng rất ưa chuộng và bán được giá hơn so với chôm chôm đem từ nơi khác đến. Một điều đặc biệt là có thể do điều kiện thổ nhưỡng tác động, chôm chôm trên địa bàn huyện thường ra trái sớm hơn, trái chín ngọt hơn so với một số nơi khác nên khi bán, thu hoạch vào đầu vụ thường được giá rất cao.

Nắm bắt được nhu cầu thiết thực của bà con nông dân, các cơ sở bán cây giống trên địa bàn huyện đã liên kết với các nhà vườn ở miền Nam và các cơ sở sản xuất cây giống chất lượng cao đem các loại giống chôm chôm ghép về bán tại địa phương; đồng thời, tư vấn kỹ thuật cho người dân dưới nhiều hình thức như: tư vấn trực tiếp hoặc phát tờ rơi về kỹ thuật trồng, chăm sóc… nên bước đầu tạo nhiều thuận lợi cho bà con nông dân trong khâu chọn giống và cách chăm sóc chôm chôm.

Anh Lê Xuân Hạnh, chủ trại cây giống Xuân Hùng (trước cổng chợ huyện Ea Súp) cho biết: Từ đầu mùa mưa đến nay cơ sở cây giống của anh đã tiêu thụ được hơn 2.000 cây giống chôm chôm ghép chất lượng cao. Đặc biệt, có nhiều hộ nông dân tìm đến cơ sở của anh để mua giống với số lượng hàng trăm cây để trồng với quy mô lớn.

Từ những tiền đề trên, trong thời gian không xa chắc chắn sẽ hứa hẹn những vựa chôm chôm cho thu hoạch với quy mô lớn tại huyện biên giới còn nhiều khó khăn như Ea Súp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan hữu quan trong việc tư vấn, bổ trợ kiến thức sản xuất cho người nông dân, tìm đầu ra cho sản phẩm khi sản xuất quy mô lớn để tránh được hệ lụy thường xảy ra trong sản xuất nông nghiệp là “được mùa rớt giá”. Có như thế, cây chôm chôm trên đất Ea Súp mới phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống cho bà con nông dân nơi đây.


Related news

Nuôi ong mật Ý Nuôi ong mật Ý

Nắm bắt cơ hội, mạnh dạn chuyển đổi, ông Đặng Văn Thể (Chùa Hang - Đồng Hỷ - Thái Nguyên) đã từ bỏ hơn 300 thùng ong mật nội chuyển hướng sang nuôi ong mật ngoại cho thu nhập gấp nhiều lần.

Monday. May 11th, 2015
Lấp Vò (Đồng Tháp) phát triển mạnh vườn dừa Lấp Vò (Đồng Tháp) phát triển mạnh vườn dừa

Thông qua sinh hoạt, Hội Nông dân huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã vận động hội viên nông dân chuyển đổi vườn tạp để trồng những loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xoài, cam, dừa, sơ ri là những loại cây mà địa phương này hướng đến. Trong đó, dừa được xem là loại cây trồng có giá trị và phát triển tốt.

Monday. May 11th, 2015
Phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi vịt trời Phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi vịt trời

Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Văn Chiển, xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng - Nam Định) là một nông dân dám nghĩ, dám làm đã tập trung vốn, xây dựng trang trại chăn nuôi vịt đẻ, vịt thịt trên diện tích hơn 5.000m2. Năm 2014, anh đã nuôi thành công đàn vịt trời trên 3.000 con, cho thu nhập khá.

Monday. May 11th, 2015
Khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học Khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học

Hiện nay, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng đệm lót sinh thái được nông dân các địa phương tích cực thực hiện, nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo vệ sinh, môi trường.

Monday. May 11th, 2015
Tỷ phú lươn giống Tỷ phú lươn giống

Mỗi tháng xuất ra thị trường 200.000 con lươn giống, với giá từ 3.000 – 3.500 đồng/con, sau khi trừ chi phí, anh Nguyễn Thanh Hải (ngụ ấp Phú An II, xã Bình Hòa, Châu Thành, An Giang) thu lãi trên 200 triệu đồng/tháng nhờ áp dụng thành công mô hình nuôi lươn giống và lươn thương phẩm không bùn…

Monday. May 11th, 2015