Cấp Cá Giống Cho Các Huyện Miền Núi
Trong hai tháng 5 và 6/2013, các Trạm Khuyến nông ở huyện miền núi như Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu... của tỉnh Nghệ An đã tổ chức nhiều đợt cấp cá giống cho các hộ dân trong vùng gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
Điển hình, Trạm Khuyến nông huyện Quỳ Châu đã cấp cá cho 6 xã với tổng trọng lượng cá là 1100 kg, trong đó xã Châu Thuận 160 kg, xã Chây Thắng 180 kg, xã Châu hội 190 kg, xã Châu Hoàn 150 kg, xã Châu phong 250 kg, xã Diên Lâm 170 kg… Các loại cá được cấp cho dân chủ yếu là một số loài cá truyền thống như: cá mè, trôi, trắm, chép... và được sản xuất từ các trại sản xuất giống đảm bảo chất lượng như Trung tâm sản xuất giống Yên Lý, Hợp tác xã giống thuỷ sản Đô Lương.
Trong chương trình này, Nhà nước đã hỗ trợ 70% chi phí con giống, người dân đối ứng 30% còn lại và chịu phí vận chuyển cá. Chương trình này đã giúp bà con nông dân có hướng sản xuất, từ đó nhân rộng mô hình nuôi cá nước ngọt trên địa bàn các huyện miền núi, tạo công ăn việc làm và tăng thêm nguồn thu nhập cho các hộ dân đang găp khó khăn.
Related news
Với 17 ha cao su, 3 ha luồng, đàn gia súc, gia cầm hàng trăm con, tạo công ăn việc làm cho 15 - 20 lao động địa phương; trừ chi phí mỗi năm thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Đó là mô hình kinh tế trang trại của chàng trai người dân tộc Mường - Quách Văn Tùng, SN 1983 tại thôn 10, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).
Đầu tháng 3/2000, Phòng NN - PTNN Thành phố phối hợp với Tổng đại lý phân phối BRF-02 AQUAKIT đã tổ chức hội thảo với hơn 80 hộ nuôi tôm ở Quy Nhơn về các mô hình nuôi tôm thí điểm dùng chế phẩm BRF-02 AQUAKIT. Đa số những người tham dự hội thảo đều nhất trí cho rằng với chế phẩm BRF-02 AQUAKIT, nghề nuôi tôm ở Quy Nhơn đang có một triển vọng rất khả quan.
Trên khu đồng trũng, cấy lúa quanh năm mất mùa, gia đình anh Nguyễn Văn Trực và chị Vũ Thị Vụ, thôn 3, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã mạnh dạn nhận xin dồn đổi ruộng làm trang trại. Đến nay, trang trại nuôi vịt, lợn kết hợp thả cá của gia đình anh Trực cho thu nhập 500 - 600 triệu đồng mỗi năm.
Mùa lũ năm nay, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có tổng diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa khoảng 170 ha, tập trung ở các xã: Tân Hội, Bình Thạnh và An Bình B. Trong đó, địa phương thả nuôi nhiều nhất là xã Bình Thạnh, với trên 100 ha. Thời điểm này, các hộ nuôi đang bước vào thu hoạch rộ.
Hải Tân là một xã thuộc vùng trũng của huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những hộ dân sống bằng nghề chài lưới trên sông.