Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cấp Bách Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nước Lợ

Cấp Bách Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nước Lợ
Publish date: Wednesday. June 6th, 2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, không chỉ ở các tỉnh ĐBSCL mà tình trạng tôm chết hàng loạt bởi hoại tử gan tụy cũng đã xuất hiện tại một số tỉnh ven biển miền Trung và miền Bắc như Hải Phòng, Nghệ An và Phú Yên.

Do vậy, việc tổ chức nghiên cứu xác định nguyên nhân và xây dựng giải pháp phòng chống dịch bệnh hiện là cấp bách và cần phải được thực hiện quyết liệt để bảo đảm sản xuất phát triển ổn định.

Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Tổng cục Thủy sản nhanh chóng tổng kết các mô hình nuôi tôm thành công, hướng dẫn các giải pháp cấp bách về phòng chống dịch bệnh, phổ biến cho các địa phương triển khai thực hiện.

Cục Thú y nhanh chóng triển khai nhiệm vụ điều tra dịch tễ và xây dựng bản đồ dịch tễ trên tôm nuôi nước lợ; đồng thời chủ trì xây dựng định nghĩa và tiêu chí xác định Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính làm cơ sở hỗ trợ người nuôi tham gia bảo hiểm Nông nghiệp. Cục Thú y cũng là đầu mối hợp tác quốc tế, gửi mẫu phân tích, xét nghiệm ở nước ngoài, mời chuyên gia quốc tế tham gia chương trình phòng chống dịch bệnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển cần tăng cường kiểm soát chất lượng giống và các yếu tố đầu vào.

Theo thông tin tổng hợp, riêng ở nhiều tỉnh ĐBSCL, đến thời điểm này, tình trạng tôm chết vẫn đang ở mức nghiêm trọng, chủ yếu liên quan đến bệnh hoại tử gan tụy. Tại Sóc Trăng, đã có trên 4.000 ha tôm, tương đương với trên 20% diện tích tôm đã thả nuôi, bị chết bị bệnh. Sóc Trăng đã 3 - 4 lần ra quyết định tạm ngưng thả tôm trong 1 thời gian, nhưng khi thả lại, tình trạng tôm chết vẫn tiếp tục diễn ra.

Ở tỉnh Trà Vinh, đã có 8.997 ha tôm thiệt hại do bệnh, tương ứng với 38% diện tích đã thả giống. Những vùng nuôi thâm canh ở Trà Vinh có tỷ lệ thiệt hại lên tới 80 - 90%, với khoảng 930 triệu con giống (chiếm khoảng 50% lượng giống đã thả nuôi) đã bị chết…

Related news

Hơn 01 Tỷ Đồng Mua Chlorine Để Xử Lý Môi Trường Ao Tôm Nuôi Hơn 01 Tỷ Đồng Mua Chlorine Để Xử Lý Môi Trường Ao Tôm Nuôi

Trước tình hình đó, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành công văn số 803/UBND-NN ngày 18 tháng 3 năm 2014 về việc chấp thuận chủ trương phân bổ hơn 01 tỷ đồng để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua dự phòng 30 tấn chlorine để phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản.

Monday. March 24th, 2014
Tăng Cường Kiểm Tra Chất Lượng Vật Tư Nông Nghiệp Tăng Cường Kiểm Tra Chất Lượng Vật Tư Nông Nghiệp

Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), 6 tháng qua, kiểm tra lấy mẫu 832 mẫu thủy sản nuôi, chỉ phát hiện 4 mẫu thủy sản có dư lượng hóa chất vượt giới hạn tối đa cho phép tại khu vực Nam bộ, giảm so với năm 2013.

Tuesday. July 15th, 2014
Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Vịt Đẻ Trứng Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Vịt Đẻ Trứng

Trước đây cả gia đình anh Trần Văn Thắng ở khu trang trại Đầm Cói, phường Hội Hợp (Vĩnh Yên) chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, thời tiết thuận lợi được mùa thì cũng chỉ đủ ăn. Nếu chỉ trông vào mấy sào ruộng thì quanh năm chỉ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời không biết đến khi nào mới thoát nghèo.

Monday. March 24th, 2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Chuyển Đổi Đất Lúa Kém Hiệu Quả Sang Cây Trồng Lợi Nhuận Đồng Bằng Sông Cửu Long Chuyển Đổi Đất Lúa Kém Hiệu Quả Sang Cây Trồng Lợi Nhuận

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

Tuesday. July 15th, 2014
Giáo Sư Võ Tòng Xuân Phân Tích Lý Do Gạo Việt Nam Thua Kém Campuchia Giáo Sư Võ Tòng Xuân Phân Tích Lý Do Gạo Việt Nam Thua Kém Campuchia

Hiện, chất lượng gạo của Việt Nam kém là do cách làm ăn chụp giật của các thương lái, trộn lẫn các loại gạo cao cấp thấp cấp với nhau. Điệp khúc được mùa mất giá , nông dân bỏ ruộng vẫn tiếp diễn do các bộ, ban ngành đang bỏ mặc nông dân.

Monday. February 24th, 2014