Cảnh báo thuốc thú y kháng sinh kém chất lượng

Đặc biệt trong đó phải kể tới loại thuốc kháng sinh phòng và điều trị đường hô hấp, đường ruột và các bệnh thời tiết trên gia súc, gia cầm.
Ở tỉnh Tây Ninh, sau khi được sự đồng ý của ông Võ Đức Trong (GĐ Sở NN-PTN), ông Trần Văn Thạnh, Chánh Thanh tra Sở cho biết, trong đợt kiểm tra chất lượng thuốc thú y vào tháng 9 vừa qua, sau khi lấy 20 mẫu của 42 cửa hàng bán thuốc thú y đã phát hiện nhiều vi phạm.
Cụ thể có 5/25 mẫu, chiếm tỷ lệ 20% vi phạm về chất lượng và đều tập trung vào các loại kháng sinh dạng chai (lọ) 20-100 ml (dung dịch tiêm chích) và dạng gói bột hòa tan trong nước qui cách đóng gói từ 20 gr đến 1 kg trong việc phòng và điều trị phổ biến các bệnh liên quan đến viêm phổi, viêm phế quản, tụ huyết trùng, tiêu chảy ở heo, bò, gà.
Giá cả vô chừng nhưng thấp nhất khoảng 50 ngàn/lọ 20 ml và 70 ngàn/gói. Cụ thể, loại thuốc kháng sinh Coli 24h, ngày SX 2/6/2014 do Cty TNHH Công nghệ xanh HP ở 52/79 quận Cầu Giấy, Hà Nội sản xuất; thuốc Cefti-coli ngày SX 11/2014 của Cty TNHH Kỹ thuật - Dinh dưỡng Úc Châu ở 42/5 Trần Văn Ơn, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM;
Thuốc Neo-Sulfazym ngày SX 15/12/2014 của Cty TNHH TM-SX thuốc thú y Safa-Vedic ở số 143/46, Tân Hòa, Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương; thuốc kháng sinh cúm gà số 1, ngày SX 6/1/2015, do Cty TNHH Công nghệ sinh học miền Nam ở ấp Vàm, xã Thiên Tân, Vĩnh Cửu, Đồng Nai SX;
Thuốc kháng sinh CRD-stop ngày SX 11/11/2014 của Cty CP Dược và vật tư thú y Hanvet, số 88 đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội SX. Tổng số tiền xử phạt hành chính là hơn 15 triệu đồng.
Điều đáng nói là việc công bố thông tin về doanh nghiệp (DN) SX thuốc thú y kém chất lượng không phải tỉnh nào cũng cương quyết, mạnh dạn như Tây Ninh.
Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh T cho PV NNVN biết là ở địa phương ông cũng vừa có kết luận thanh tra chất lượng thuốc thú y trên địa bàn và phát hiện có hơn 25% thuốc kháng sinh kém chất lượng, tuy nhiên sau khi xin ý kiến của Giám đốc Sở để được “phát ngôn” thì vị này đã không đồng ý cung cấp thông tin do nhạy cảm, ngại “đụng chạm” đến DN nên lại thôi.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, sai phạm về chất lượng thuốc kháng sinh trong thú y hiện nay khá phổ biến do các DN cạnh tranh chạy theo lợi nhuận, khâu giám sát nguyên liệu đầu vào gần như được thả nổi.
Nhiều DN đã mua nguồn nguyên liệu trôi nổi về dùng làm nguyên liệu SX thuốc thú y, có trường hợp thay vì phải dùng nguyên liệu theo đăng ký với cơ quan nhà nước thì họ lại sử dụng nguyên liệu “lụi” khác có cơ chế tác dụng tương tự. Chẳng hạn, đáng lẽ phải dùng Ampicilin thì thay thế bằng Amoxicillin.
Có loại kháng sinh công thức pha chế không chuẩn, nhất là ở dạng tiêm chích bởi mức độ tương tác cao giữa các thành phần phối trộn.
Ngoài ra, còn có những lô thuốc, khi ở trong kho có chất lượng rất tốt, nhưng kiểm tra ở các cửa hàng, chất lượng lại đã giảm hẳn. Nguyên nhân là do công tác bảo quản ở các đại lý, cửa hàng bán lẻ thuốc thú y đã không được chú trọng đúng mức.
Một cán bộ thanh tra của Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, mỗi lần kiểm tra, phát hiện thuốc kháng sinh thú y vi phạm về chất lượng là ngành yêu cầu DN phải thu hồi.
Nhưng việc giám sát thu hồi (công tác hậu kiểm) thì không có người làm, do đó DN có tiến hành thu hồi thuốc đó hay không thì không ai biết.
Thậm chí, có những DN sau khi bị cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt một loại thuốc kháng sinh kém chất lượng, thì họ lại đem thuốc ấy, thay tên, dán nhãn khác vào, và tiếp tục đưa ra thị trường tiêu thụ.
Đến nay, mức xử phạt hành chính tối đa về vi phạm thuốc thú y theo qui định chỉ từ 8-12 triệu đồng/vụ vi phạm, còn thời gian để có kết quả xử lý phải kéo dài ít nhất 1 tháng do thủ tục kiểm mẫu, qui trình xử phạt, đủ để DN sai phạm bán hoặc đưa hết số hàng hóa vi phạm ra thị trường nên tỏ ra bất cập, không đủ tác dụng răn đe.
Theo thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, mỗi DN SX thuốc thú y vi phạm chỉ có cơ hội nộp phạt 1 lần/sai phạm, nếu tiếp tục tái phạm thì đề nghị rút giấy phép, đình chỉ hoạt động SX kinh doanh.
“Công khai danh tính các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực SX, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế phẩm sinh học trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được biết, tránh mua phải hàng cấm, hàng ngoài danh mục, hàng giả, hàng kém chất lượng...” (Trích công văn ngày 12/10/2015 của Bộ NN-PTNT)
Related news

Trong số các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) nghề đăng đạt được doanh thu cao năm nay phải kể đến HTX Thủy sản Thống Nhất (TP. Nha Trang, Khánh Hoà) với gần 3 tỷ đồng; DN Tư nhân Tiến Thành (TP. Nha Trang) gần 2,8 tỷ đồng; HTX Thủy sản Đầm Môn (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh) hơn 1,8 tỷ đồng...

Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang, Phòng NN-PTNT huyện Hiệp Hòa vừa tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá mô hình điểm nuôi cá an toàn sinh học tại xã Thái Sơn.

Nhiều lô hàng cá ngừ xuất qua Mỹ bị trả về do nhiễm vi sinh. Nguyên nhân là tại cảng cá Hòn Rớ (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang) hiện không có hệ thống nước sạch để rã đông cá ngừ khi cập cảng. Các vựa thu mua cá phải dùng nước bơm dưới cảng lên xử lý khiến cá bị nhiễm vi sinh…

Sau gần 1 năm triển khai, nai nuôi tại hộ ông Liêm và ông Ẩn phát triển tốt. Riêng 2 con nai đực đã lần lấy nhung được 3 lần, với trọng lượng hơn 1,1 kg. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn cũng như các hộ chăn nuôi, mô hình này sẽ cho thu nhập cao hơn so với các đối tượng vật nuôi khác, bởi mô hình nuôi nai chỉ đem lại hiệu quả kinh tế sau 3 năm đầu tư.

Theo đó, các ngành chuyên môn đã đầu tư bò đực giống lai Brahmand, lai Sin để cải tạo đàn bò thịt; đồng thời, quy hoạch lại đồng cỏ, bãi chăn thả bò và vận động nhân dân chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cỏ phục vụ chăn nuôi bò; dự trữ, chế biến cỏ, rơm rạ, bổ sung thức ăn tinh để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho đàn bò lai v.v…