Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cầm tay chỉ việc cho nông dân

Cầm tay chỉ việc cho nông dân
Publish date: Thursday. July 23rd, 2015

Hà Giang là tỉnh nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng trình độ sản xuất chưa theo kịp với các tỉnh vùng xuôi, đặc biệt phương thức sản xuất lạc hậu vẫn còn tồn tại ở nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Những năm qua, không thể phủ nhận sự hỗ trợ của Nhà nước đã tạo nên khởi sắc mới cho ngành Nông nghiệp tỉnh nhà, đã hình thành những cánh đồng mẫu lớn, những vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa, những trang trại chăn nuôi quy mô.

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 18.000 hộ nông dân sản xuất giỏi các cấp, đây là con số phản ánh tính năng động của người dân trong phát huy lợi thế sẵn có của địa phương để làm giàu, nhưng phần lớn trong số họ đang làm giàu bằng nội lực, chưa có sự hỗ trợ đắc lực từ phía Nhà nước, ngành chức năng; nhiều hộ dân vẫn đang loay hoay tìm cho mình con đường phát triển kinh tế.

Để sản phẩm nông nghiệp địa phương hội nhập với xu hướng phát triển và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, Hội Nông dân không chỉ hỗ trợ hội viên về nguồn vốn thông qua quỹ hỗ trợ nông dân (hiện nay đạt gần 20 tỷ đồng), mà thông qua các hoạt động của Trung tâm dạy nghề Hội Nông dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành... đang từng bước giúp người nông dân thực sự làm chủ trên đồng ruộng của mình: Chất lượng các lớp dạy nghề không ngừng được nâng cao, các học viên được hỗ trợ thực hiện thí điểm mô hình ngay sau các lớp học để rút kinh nghiệm và áp dụng vào điều kiện thực tế của gia đình; chuyển giao chế phẩm sinh học để ủ phân vi sinh đến khâu cuối cùng; hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp thâm canh, tiến bộ KHKT vào sản xuất để tăng năng suất các loại cây trồng; xây dựng các mô hình phát triển kinh tế theo hướng hàng hoá.

Đã có nhiều dự án, mô hình phát triển sản xuất mang lại hiệu quả: Chăn nuôi bò sinh sản luân chuyển tại các huyện Hoàng Su Phì, Quang Bình, Yên Minh, Đồng Văn, Vị Xuyên với tổng số 178 con; tổ chức các lớp tập huấn và phối hợp mở hàng trăm lớp dạy nghề cho hàng chục ngàn học viên về các nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp; thực hiện dự án chuyển giao KHCN phát triển kinh tế nông hộ cho 120 hộ tại 3 xã của huyện Bắc Quang; các mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại Vị Xuyên; sạch làng, tốt cây; trồng cỏ nuôi bò, dê, lợn hàng hoá; nuôi ong mật; cánh đồng mẫu; hình thành hàng trăm nhóm chăn nuôi cùng sở thích, chăn nuôi trang trại... tư vấn, giới thiệu việc làm cho nông dân sau đào tạo; hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính thành lập các tổ sản xuất kinh doanh, phương án phát triển sản xuất kinh doanh và quy chế hoạt động cho các nhóm sở thích... giúp họ có định hướng phát triển cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, tránh tình trạng “mạnh ai, nấy làm”. Phối hợp với sở KHCN thực hiện các đề tài chuyển giao công nghệ cho nông dân; Sở Lao động TB&XH thực hiện đề án chăn nuôi trâu bò sinh sản luân chuyển; Sở Công thương tổ chức, tham gia các hội chợ nông nghiệp để quảng bá thương hiệu, nông sản, tìm kiếm thị trường cho nông dân. Tổ chức phong trào thi đua lao sộng sản xuất tạo không khí thi đua lao động sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn.

Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Văn Tự cho biết: “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất là một trong những nhiệm vụ trong tâm của Hội nông dân các cấp, nhưng không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ nguồn vốn như trước đây, mà thông qua các hoạt động thiệt thực, hiệu quả của Trung tâm dạy nghề Hội Nông dân tỉnh, nông dân được hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực để phát triển sản xuất bền vững. Các cấp Hội phát huy vai trò của mình, từng bước đi sâu vào đời sống của người dân, hiểu được người dân muốn gì, cần gì để hỗ trợ họ có mục đích và hiệu quả cao”.

Câu chuyện về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã làm nóng nghị trường Quốc hội kỳ họp vừa qua; đối với Hà Giang, nơi điều kiện khó khăn, trình độ sản xuất còn nhiều hạn chế, thì sự hỗ trợ người dân bằng những giải pháp cụ thể, hiệu quả càng trở nên cần thiết.


Related news

Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Sản Xuất Nông Nghiệp Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Sản Xuất Nông Nghiệp

Phương thức gieo sạ hàng trong sản xuất lúa là một tiến bộ kỹ thuật với ưu thế giảm phần lớn công lao động nặng nhọc từ khi gieo mạ, cấy, lượng thóc giống, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa 7-10 ngày, năng suất tăng 10-15%... so với phương thức cấy truyền thống.

Monday. March 17th, 2014
Một Mùa Dưa Một Mùa Dưa "Đỏ" Ở Khánh Hòa

Với giá bán đầu ra khoảng 9.000 đồng/kg, năng suất 4 tấn/sào, đã có hộ trồng dưa hấu ở Cam Lâm (Khánh Hòa) lãi hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, giá dưa bán tại ruộng đang hạ dần nên khả năng lãi lớn chỉ đến với những người bán sớm.

Thursday. February 20th, 2014
Trái Cây Giảm Giá Ở Cần Thơ Trái Cây Giảm Giá Ở Cần Thơ

Giá xoài cát Hòa Lộc loại 1 và bưởi da xanh khoảng 55.000 đồng/kg; cam xoàn loại 1: 35.000-40.000 đồng/kg; bưởi Năm Roi và cam sành khoảng 25.000- 30.000; cam mật 15.000 đồng/kg…

Thursday. February 20th, 2014
Thực Hiện Đồng Bộ Các Giải Pháp Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Sản Xuất Và Tiêu Thụ Lúa, Gạo Thực Hiện Đồng Bộ Các Giải Pháp Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Sản Xuất Và Tiêu Thụ Lúa, Gạo

Các ý kiến tại hội nghị khẳng định sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa, gạo, thủy sản là tiềm năng, lợi thế chủ yếu và là động lực chính để phát triển KT-XH vùng ĐBSCL và đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp lớn cho xuất khẩu.

Monday. March 17th, 2014
Vải Thiều Ra Hoa Đạt Hơn 90% Ở Lục Ngạn Vải Thiều Ra Hoa Đạt Hơn 90% Ở Lục Ngạn

Được biết năm nay, huyện Lục Ngạn tập trung mở rộng diện tích sản xuất vải thiều VietGAP lên 8.500 ha ở 30 xã, thị trấn, tăng 1.000 ha so với năm ngoái.

Thursday. February 20th, 2014