Cấm đóng mới tàu cá làm nghề lưới kéo
Theo đó, cấm nghề lưới kéo đôi (giã cào bay) công suất lớn hơn 150/CV/chiếc hoạt động khai thác thủy sản trong mùa sinh trưởng các loài hải sản từ ngày 1/4 đến hết 31/7 hàng năm trên vùng biển Bình Thuận.
Không cho phép đóng mới phát triển tàu cá để làm nghề lưới kéo (bao gồm cả nghề lưới kéo đôi và nghề lưới kéo đơn);
Chỉ cho phép đóng mới thay thế nhằm giữ nguyên cường lực khai thác của nghề lưới kéo.
Không cấp phép tàu cá đang hoạt động nghề khác chuyển sang nghề lưới kéo; không cấp mới giấy phép khai thác thủy sản nghề lưới kéo.
Chủ tịch UBND tỉnh giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thủy sản tổ chức việc triển khai thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản nghề lưới kéo trên vùng biển của tỉnh;
Quản lý hoạt động đóng mới tàu cá và cấp giấy phép khai thác thủy sản cho nghề lưới kéo đúng theo quy định;
Lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố vùng biển phối hợp với các đoàn thể địa phương tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức cho ngư dân nhằm thực hiện đúng quy định của tỉnh về quản lý hoạt động của nghề lưói kéo.
Chỉ đạo các lực lượng chức năng địa phương chủ động phối hợp với lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản, biên phòng kiểm tra, kiểm soát, theo dõi, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.
Được biết, giã cào bay là một vấn nạn nhức nhối lâu nay trên vùng biển Bình Thuận.
Thời gian gần đây, đã có hàng chục cặp giã cào bay đồng loạt tấn công vào vùng biển gần bờ từ Tuy Phong đến La Gi.
Giã cào bay tập trung càn quét nhiều nhất ở vùng biển Phan Thiết khiến ngư dân đánh bắt gần bờ rất bức xúc.
Vì lợi nhuận, giã cào bay đã vi phạm tuyến đánh bắt, tiến sâu vào bờ chỉ từ 2 - 3 hải lý để càn quét, hốt hết hải sản tuyến lộng, tuyến bờ, gây hư hỏng, mất mát ngư lưới cụ của ngư dân.
Giã cào bay được ví như là hung thần và là nỗi ám ảnh của ngư dân nghèo.
Nó không những xé toạc, cuốn phăng tất cả lưới và ngư cụ nằm trong khu vực hành nghề, những chiếc tàu giã cào bay với công suất lớn còn sẵn sàng tông vào ghe, thuyền của bất cứ ngư dân nào dám ra ngăn cản, truy đuổi.
Với quyết định này của Chủ tịch UBND tỉnh, hy vong sẽ từng bước giảm được “vấn nạn giã cào bay”.
Related news
Trên những vùng khô hạn, lượng mưa ít thì việc đảm bảo nguồn nước cung cấp cho cây trồng là điều cần thiết. Đối với cây thanh long nếu không đủ nước tưới thì năng suất giảm rõ rệt, cây cho trái nhỏ, chất lượng kém.
Vào thời điểm này, nông dân đã cải tạo lại ao đầm trên những diện tích tôm nuôi bị thiệt hại và thả nuôi hơn 1.200ha, chủ yếu là tôm nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến.
Nhận thấy dứa là cây dễ trồng, vốn đầu tư ít, thời gian canh tác ngắn, quả dứa lại dễ tiêu thụ và được giá, năm 2014, nhiều hộ dân bản Háng Lìa, xã Sa Lông (huyện Mường Chà) tự bỏ vốn sang tỉnh Lào Cai mua dứa giống về trồng trên những nương đất bạc màu và những khoảnh nương trồng cây khác nhưng kém hiệu quả. Đến nay, toàn bản đã có gần 30 hộ trồng dứa. Nhà trồng ít gần 10 nghìn cây, nhà trồng nhiều 60.000 – 70.000 cây...
Khảo sát tình hình thực tế sò huyết nuôi ở các bãi sò trên địa bàn tỉnh trong thời gian giữa tháng 4-2014 cho thấy xuất hiện hiện tượng sò huyết chết với tỷ lệ khá cao ở các xã: Tân Xuân, Bảo Thạnh (Ba Tri); sò có dấu hiệu yếu ở xã Thạnh Hải (Thạnh Phú, Bến Tre).
Chủ lồng cá là một thanh niên ngoài 30 tuổi cười tươi và bảo rằng: "Một lồng cá dưới sông tương đương 2 mẫu ao trên đất liền. Bao vùng sông nước có hơn gì mình đâu mà họ vẫn làm, tại sao dân quê ta lại không dám làm. Em xuống đây trước để mọi người cùng xuống cho vui…”.