Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Cải Tiến Di Truyền Thông Qua Thụ Tinh Nhân Tạo

Cải Tiến Di Truyền Thông Qua Thụ Tinh Nhân Tạo
Publish date: Sunday. January 1st, 2012

Lợi ích chính và quan trọng nhất của sử dụng thụ tinh nhân tạo (TTNT) là nhằm nhân rộng nguồn gen ưu việt, giúp người chăn nuôi sử dụng con giống chất lượng tốt nhất từ bên ngoài. Tinh của một đực giống có thể pha chế để phối cho ít nhất 20 nái, vì thế có thể giúp tăng nhanh năng suất và chất lượng đàn giống. Không nên sử dụng tinh của những con đực có chất lượng kém, không qua kiểm tra năng suất và không được chọn lọc di truyền. Thứ hai, thụ tinh nhân tạo là phương pháp an toàn để đưa những nguyên liệu di truyền mới vào đàn giống.

Đồng thời hạn chế sự lây lan bệnh tật nếu tinh dịch của các con đực làm việc được kiểm tra trước cho các bệnh truyền nhiễm. Đực giống nên được nuôi dưỡng cách ly, tuân theo quy trình vệ sinh thú y chặt chẽ và thực hiện đúng các thao tác lấy, pha chế và bảo quản tinh. Thứ ba, TTNT tiện lợi cho những vùng nông thôn hẻo lánh, thường dễ vận chuyển tinh hơn đực giống. TTNT hữu ích ngay cả ở những vùng, trại có nuôi đực giống, nhưng trong trường hợp con đực bị bệnh, hỏng chân, không có khả năng làm việc hoặc bị chết đột ngột.

Hơn nữa, thông qua TTNT có thể trao đổi nguồn tinh của các con đực "vô địch" giữa các nước trên thế giới, giúp làm "tươi máu" đàn giống và tránh đồng huyết.

Thụ tinh nhân tạo có thể đạt kết quả tương đương phối giống trực tiếp. Tuy nhiên, tỷ lệ thụ thai có thể kém hơn nếu xác định sai thời điểm động dục, phối không chính xác hoặc kỹ thuật không hoàn hảo. Dù các thao tác TTNT từ lúc: Lấy, pha chế và bảo quản tinh đến khi phối không khó khăn nhưng đòi hỏi luôn cải tiến kỹ thuật và huấn luyện kỹ thuật viên gieo tinh hoặc cán bộ thú y.

Để nâng cao năng suất và chất lượng đàn giống, các nông hộ và trang trại nên mua tinh từ những con đực có giá trị di truyền cao, thường của 5 - 10% đực siêu việt trong tổng số cá thể được kiểm tra năng suất.

Khi chọn nái để gieo tinh nhân tạo, nên chú ý một số điểm sau:

1) Không nên sử dụng cho cái hậu bị, bởi vì tỷ lệ thụ thai thấp hơn khoảng 10% so với nái ở các lứa đẻ sau, ngay cả với phối trực tiếp.

2) Tránh sử dụng TTNT đối với cái hậu bị hoặc nái già trong mùa hè nắng nóng, có thể giảm tỷ lệ thụ thai và chậm động dục trở lại.

3) Tốt nhất nên dùng cho nái từ lứa thứ 2 – 5 và cho các nái khỏe mạnh có giá trị di truyền cao.

Thụ tinh nhân tạo góp phần cải thiện nhanh tiến bộ di truyền trong đàn giống. Nhìn chung nên sử dụng tinh mua từ bên ngoài với tỷ lệ thấp nhất là 10% trong trại. Qua TTNT giúp người chăn nuôi sử dụng nguồn gen tốt nhất của các trại giống trong và ngoài nước và là phương pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thú y và sức khỏe cho đàn gia súc.


Related news

Hệ thống cảm biến điện tự động trong nuôi lợn Hệ thống cảm biến điện tự động trong nuôi lợn

Anh Nguyễn Văn Toán (Hưng Yên) đã tạo nên một hệ thống cảm biến điện tự động giúp cập nhật đầy đủ các thông số trong chuồng nuôi lợn

Tuesday. April 11th, 2017
Công nghệ mới nuôi lợn khép kín Công nghệ mới nuôi lợn khép kín

Chỉ cần gửi tin nhắn KTND (kiểm tra nhiệt độ) qua điện thoại di động, sau giây lát, hệ thống cảm biến điện tự động cập nhật đầy đủ các thông số trong chuồng lon

Tuesday. April 11th, 2017
Khôi phục đàn heo sau dịch tai xanh Khôi phục đàn heo sau dịch tai xanh

Để phòng tránh dịch bệnh tai xanh tái bùng phát và phát triển chăn nuôi ổn định, bà con cần chú ý một số việc như sau:

Friday. May 5th, 2017
Bệnh tai xanh ở heo Bệnh tai xanh ở heo

Hiện nay, dịch heo tai xanh đang bùng phát mạnh ở một số tỉnh khu vực Nam Bộ và chưa thấy dấu hiệu dừng lại làm bà con chăn nuôi nhất là bà con chăn nuôi

Monday. May 8th, 2017
Phòng chống dịch bệnh trên đàn heo trong tình hình nắng nóng, nước mặn Phòng chống dịch bệnh trên đàn heo trong tình hình nắng nóng, nước mặn

Phòng chống dịch bệnh trên đàn heo trong tình hình nắng nóng, nước mặn hiện nay là rất cần thiết, ảnh hưởng tới sự tăng trọng và khả năng đề kháng của heo

Monday. May 8th, 2017