Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Cải Tiến Di Truyền Thông Qua Thụ Tinh Nhân Tạo

Cải Tiến Di Truyền Thông Qua Thụ Tinh Nhân Tạo
Publish date: Sunday. December 23rd, 2012

Untitled Document<p><strong>Tiêu đề:</strong> Cải Tiến Di Truyền Thông Qua Thụ Tinh Nhân Tạo</p><p><strong>Giới thiệu ngắn:</strong> Lợi ích chính và quan trọng nhất của sử dụng thụ tinh nhân tạo (TTNT) là nhằm nhân rộng nguồn gen ưu việt, giúp người chăn nuôi sử dụng con giống chất lượng tốt nhất từ bên ngoài.</p><p><strong>Từ khoá: </strong>chan nuoi heo, nuoi heo rung, ky thuat nuoi heo, ky thuat nuoi heo rung, cach nuoi heo, nuoi heo thit, ki thuat nuoi heo, chan nuoi lon, ky thuat nuoi lon, trai heo rung, cach nuoi lon, ky thuat chan nuoi lon, ki thuat nuoi lon</p><p><strong>Nguồn:</strong> Trích lục Sách Kỹ Thuật Nuôi Heo Nái, Tác giả: Nguyên Văn Tuyến - Kỹ Sư Nông Nghiệp</p><p><strong>Nội dung:</strong></p><p>Lợi ích chính và quan trọng nhất của sử dụng thụ tinh nhân tạo (TTNT) là nhằm nhân rộng nguồn gen ưu việt, giúp người chăn nuôi sử dụng con giống chất lượng tốt nhất từ bên ngoài.</p><p>Tinh của một đực giống có thể pha chế để phối cho ít nhất 20 nái, vì thế có thể giúp tăng nhanh năng suất và chất lượng đàn giống.</p><p>Không nên sử dụng tinh của những con đực có chất lượng kém, không qua kiểm tra năng suất và không được chọn lọc di truyền. Thứ hai, thụ tinh nhân tạo là phương pháp an toàn để đưa những nguyên liệu di truyền mới vào đàn giống. Đồng thời hạn chế sự lây lan bệnh tật nếu tinh dịch của các con đực làm việc được kiểm tra trước cho các bệnh truyền nhiễm.</p><p>Đực giống nên được nuôi dưỡng cách ly, tuân theo quy trình vệ sinh thú y chặt chẽ và thực hiện đúng các thao tác lấy, pha chế và bảo quản tinh. Thứ ba, TTNT tiện lợi cho những vùng nông thôn hẻo lánh, thường dễ vận chuyển tinh hơn đực giống. TTNT hữu ích ngay cả ở những vùng, trại có nuôi đực giống, nhưng trong trường hợp con đực bị bệnh, hỏng chân, không có khả năng làm việc hoặc bị chết đột ngột.</p><p>Hơn nữa, thông qua TTNT có thể trao đổi nguồn tinh của các con đực "vô địch" giữa các nước trên thế giới, giúp làm "tươi máu" đàn giống và tránh đồng huyết.</p><p>Thụ tinh nhân tạo có thể đạt kết quả tương đương phối giống trực tiếp. Tuy nhiên, tỷ lệ thụ thai có thể kém hơn nếu xác định sai thời điểm động dục, phối không chính xác hoặc kỹ thuật không hoàn hảo. Dù các thao tác TTNT từ lúc: Lấy, pha chế và bảo quản tinh đến khi phối không khó khăn nhưng đòi hỏi luôn cải tiến kỹ thuật và huấn luyện kỹ thuật viên gieo tinh hoặc cán bộ thú y.</p><p>Để nâng cao năng suất và chất lượng đàn giống, các nông hộ và trang trại nên mua tinh từ những con đực có giá trị di truyền cao, thường của 5 - 10% đực siêu việt trong tổng số cá thể được kiểm tra năng suất.</p><p><strong>Khi chọn nái để gieo tinh nhân tạo, nên chú ý một số điểm sau:</strong></p><p>1) Không nên sử dụng cho cái hậu bị, bởi vì tỷ lệ thụ thai thấp hơn khoảng 10% so với nái ở các lứa đẻ sau, ngay cả với phối trực tiếp.</p><p>2) Tránh sử dụng TTNT đối với cái hậu bị hoặc nái già trong mùa hè nắng nóng, có thể giảm tỷ lệ thụ thai và chậm động dục trở lại.</p><p>3) Tốt nhất nên dùng cho nái từ lứa thứ 2 – 5 và cho các nái khỏe mạnh có giá trị di truyền cao.</p><p>Thụ tinh nhân tạo góp phần cải thiện nhanh tiến bộ di truyền trong đàn giống. Nhìn chung nên sử dụng tinh mua từ bên ngoài với tỷ lệ thấp nhất là 10% trong trại. Qua TTNT giúp người chăn nuôi sử dụng nguồn gen tốt nhất của các trại giống trong và ngoài nước và là phương pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thú y và sức khỏe cho đàn gia súc. </p>

Related news

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của heo đực giống Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của heo đực giống

Trong chăn nuôi, con đực giống có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện khả năng sản xuất của thế hệ sau. Đặc biệt, trong chăn nuôi heo, giá trị của một con heo đực giống tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một con nái nhất là trong điều kiện hiện nay đang áp dụng phổ biến kỹ thuật giao tinh nhân tạo.

Tuesday. December 22nd, 2015
Khắc phục lợn mẹ cắn con Khắc phục lợn mẹ cắn con

Trong chăn nuôi lợn nái, có trường hợp, lợn mẹ trở nên dữ tợn, cắn con sau khi đẻ. Nếu không có biện pháp khắc phục có hiệu quả và kịp thời lợn mẹ có thể cắn chết hoặc làm bị thương tới 30-50% số con trong đàn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Tuesday. December 22nd, 2015
Bệnh sa ruột (Hernia) trên heo con Bệnh sa ruột (Hernia) trên heo con

Hiện tượng sa ruột ở heo con có 2 dạng: sa ruột cuống rốn và sa ruột bẹn.

Tuesday. December 22nd, 2015
Nguyên nhân và cách phòng trừ bệnh bọng nước trên heo Nguyên nhân và cách phòng trừ bệnh bọng nước trên heo

Bệnh bọng nước heo là bệnh nhiễm trùng, có tính chất lây lan mạnh.

Tuesday. December 22nd, 2015
Bệnh giả dại ở heo Bệnh giả dại ở heo

Bệnh giả dại hay còn gọi là bệnh Aujeszky do virus thuộc nhóm herpes gây ra, tấn công vào hệ thần kinh trung ương và các cơ quan khác như hệ hô hấp, sinh sản của heo.

Wednesday. December 23rd, 2015