Cách trồng cây cà tím cho năng suất, chất lượng cao
Cà tím là một loại rau quả thông dụng có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản, được trồng để lấy quả lớn có màu tím hay trắng, mọc rủ xuống. Cây cà tím (tên khoa học: Solanum melongena) là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, ở Việt Nam, chúng được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Loài thực vật này có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka.
Thời vụ trồng chủ yếu là vụ đông xuân, người dân có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Vụ hè thu từ tháng 4 – 7, bà con nên tránh trồng cà vào tháng 5, 6 vì thường bị sâu đục quả gây hại nặng. Vụ đông xuân, người trồng không nên gieo trồng vào tháng 12 và tháng 1 vì cũng rất dễ bị sâu đục quả gây hại khi thu hoạch.
Yêu cầu khi làm đất
Đất trồng cà tím đòi hỏi phải tơi xốp, nhiều mùn và dễ thoát nước. Người dân nên phơi ải đất vài tuần trước khi trồng. Đất cần được xử lý bằng vôi và tro bếp với lượng 50kg vôi + 60kg tro bếp cho 1.000m2.
Liếp ươm cũng như liếp trồng cần được vun cao 20 - 25cm, tuy nhiên, vụ đông xuân không cần lên liếp. Bà con không nên trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng một nền đất và không được trồng trên đất đã trồng các loại cây như: ớt, cà chua, thuốc lá..., nên luân canh với các loại cây họ khác.
Khoảng cách trồng
Trên liếp ươm, người trồng nên gieo hàng với khoảng cách 4 x 4cm; ở liếp trồng 2 hàng cách nhau 79-80cm, cây cách cây 60cm. Mùa mưa, bà con có thể trồng thưa hơn hoặc trồng xen với tỏi hoặc các loại rau khác họ ngắn ngày vào giữa 2 hàng cà tím.
Bón phân (lượng bón cho 1.000m2) bao gồm bón lót (hỗn hợp phân chuồng hoai mục 3-4 tấn, super lân 35-40kg, bổ sung thêm urê 5-6kg, clorua kali (KCl) 3-4kg, bánh dầu 12-13kg) và bón thúc ( lần 1nên được tiến hành từ 7-8 ngày sau khi trồng: phân urê 5-6kg, KCl 3-4kg, bánh dầu 20 - 25kg; lần 2 vào khoảng 25-30 ngày sau khi trồng: urê 7 - 8kg, KCl 4-5kg; lần 3 diễn ra từ 45-50 ngày sau khi trồng: urê 8-10kg, KCl 5-6kg, bánh dầu 25-30kg). Người dân nên bón thúc thêm vào sau thu hoạch đợt quả đầu tiên: urê 5kg, KCl 5kg và bánh dầu.
Phòng trừ sâu bệnh
Cà tím thường bị các loại sâu bệnh hại chính sau đây: sâu đục trái, rầy xanh, rầy trắng, bọ trĩ, sâu đo xanh, bệnh héo xanh, phấn trắng, thối trái... Người trồng cần áp dụngmột số biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh với cây trồng khác họ cà.
Tác dụng của cây cà tím
Cà tím là loại rau quả rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamins A, B1, B2, C và các protein. Vitamin P là loại vitamin chủ yếu trong việc làm tăng cường sự kết dính giữa các tế bào, giảm bớt lượng cholesterol và duy trì sự dẻo dai của các mạch máu.
Khoa học hiện đại khám phá ra rằng, trong cà tím có “solanine” – chất có thể ngăn chặn việc phát triển của khối u trong hệ tiêu hóa. Lời khuyên của giới chuyên gia dành cho các bệnh nhân ung thư là hãy biến cà tím thành món ăn thường xuyên. Ngoài các công dụng trên, cà tím cũng có thể giúp kiểm soát bệnh ho khạc ra máu, hạn chế đốm lão hóa trên da và có tác dụng nhất định đối với những bệnh nhân mắc gout.
Related news
I. THÀNH PHẦN. - Đạm (N2O) 20% : Lân (P2O5) 5% : Kali (K2O) 12%. - Các nguyên tố dinh dưỡng trung và vi lượng. – Keo hấp phụ và chất chống mất đạm. - Phức hệ keo tạo cho phân có khả năng nhả chậm.
Việc phổ biến kỹ thuật ghép gốc cà tím với cà chua để kháng bệnh và chịu ngập úng đến nông dân Long An là cách giúp bà con tạo thói quen dùng giống cây sạch bệnh. Thời gian trồng cũng rút ngắn được khoảng 55 ngày so với cây gieo hạt.
Lượng hạt giống để có cây trồng cho 1.000m2 là 30 – 40kg. Hạt cần được xử lý bằng nước nóng 54 độ C trước khi gieo hoặc bằng một trong các loại thuốc: Rovral, Aliete, Zineb… Hạt giống được gieo qua liếp ươm, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng.
Trồng cà chua trên gốc ghép cà tím có thể tận dụng được bộ rễ khoẻ mạnh của cà tím, kháng được nhiều loại sâu bệnh hại rễ, cho phép trồng trong vụ sớm, vụ muộn và vụ hè, bán được giá, cho thu nhập cao. Xin giới thiệu kinh nghiệm ghép cà chua trên gốc cà tím.
Điều kiện thiên nhiên a) Điều kiện khí hậu: Cà tím thích hợp với khí hậu nóng, nên có thể trồng quanh năm tại nước ta, ngoại trừ Đà Lạt, Huế. Ở Đà Lạt, thì không trồng cà tím được từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau vì không chịu được lạnh.