Cách Phòng Trừ Rầy Hại Chè
1.Cách phòng trừ rầy hại chè:
Rầy xanh (có tên khoa học Empoasca flavescens Fabricius)là loại sâu bệnh thường gặp trên cây chè. Cả rầy non và rầy trưởng thành đều đậu ở mặt dưới lá non, búp và cuống búp, chúng dùng vòi để hút dịch cây ở cuộng, gân chính, gân phụ, tạo thành những vết chấm li ti. Chè bị hại nặng làm lá và búp chè khô từ chóp lá và búp bị chùn lại, lá chè khô từ chóp lá rồi lan dần theo hai bên mép lá dẫn đến lá chè bị thâm đen, khô. Những lá non bị hại nặng có thể bị rụng.
Để hạn chế tác hại của rầy có thể tiến hành các biện pháp sau:
- Dọn sạch cỏ dại trong vườn và quanh bờ.
- Chăm sóc chè tốt, bón phân đầy đủ cho cây chè phát triển khoẻ mạnh.
- Chọn thời điểm đốn chè, không nên đốn chè quá sớm hoặc quá muộn để tránh không cho búp chè ra rộ đúng thời kì rầy phát triển mạnh.- Hái kĩ búp chè lúc rầy trưởng thành ra rộ để giảm mật độ trứng.
- Khi mật độ rầy cao(Thường một năm rầy có hai đợt phát triển mạnh là vào khoảng tháng 4-5 và một đợt khác vào tháng 9-10) sử dụng thuốc hoá học: Neptoxin, Trebon, Pandan, Admire, Butli, Bassa, Selecron, Confidor, Mospilan... Theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.
2. Phương pháp bón phân cho chè:
Chè là một loại cây phát triển lâu năm, ở mỗi độ tuổi của cây lại yêu cầu dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Nhìn chung bón cho chè không chỉ cần chọn những loại phân thông thường trên thị trương thí dụ để bón N thì bạn chọ đạm Urê, để bón kali chọn K2O ...Vì bạn không cho tôi biết rõ chè của bạn đang ở lứa tuổi nào nên tôi nêu phương pháp bón và chăm sóc cho chè ở đủ các tuổi để bạn tiện tham khảo:
a. Bón cho chè con:
- Chè một tuổi: bón 30 kg N + 30 kg K2O cho 1 ha. Bón lần 1 vào tháng 6 hoặc tháng 7. Phân trộn đều vào nhau, bón sâu 6-8cm cách gốc cây 20-30cm. Bón phân xong lấp kín đất.
- Chè 2 tuổi: đốn tạo hình 1 lần: bón 15-20 tấn phân hữu cơ + 100kg P2O5. Bón 1 lần vào tháng 11 hoặc tháng 12. Phần trộn đều bón vào rãnh cuốc sâu 15cm, cách gốc cây 20-30cm. Bón phân xong lấp kín đất.
- Chè 2-3 tuổi: Bón 60kg N + 60kg K2O. Bón thành 2 lần vào tháng 3-4 và 8-9. Phân trộn đều, bón vào rãnh như ở chè 2 tuổi.
b. Bón chè sản xuất
Đối với chè sản xuất, lượng phân bón tuỳ thuộc vào năng suất búp chè thu hái hàng năm.
- Năng suất chè dưới 6 tấn búp/ ha bón 80-120kg N + 40-60kg K2O cho 1 ha. Chia thành 3-5 lần để bón trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9.
- Năng suất chè từ 6 đến 10 tấn búp/ ha. Bón 120-160 kg N + 60-80kg cho 1 ha. Chia làm 3-5 lần để bón, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10.
- Năng suất chè trên 10 tấn/ ha búp. Bón 160-200 kg N + 80-100kg K2O/ năm. Chia thành 5-6 lần bón trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10.
Phần kali có thể chia làm hai lần để bón tập trung vào thời gian từ tháng 1 đến tháng 7.- Những năm tiến hành đốn đau chè, cần bón thêm phân hữu cơ vào cuối năm.
Related news
Để chè xanh Bát Tiên có màu sắc đẹp và mùi vị thơm ngon thì khâu chế biến chè là khâu quan trọng nhất. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bà con một số kỹ thuật chế biến chè Bát Tiên đơn giản và tiện dụng giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm chè. Để chế biến chè bà con cần 2 dụng cụ cơ bản đó là máy vò chè và máy sao sấy.
Các nhà khoa học đã xác định, trung bình năng suất 2 tấn chè búp khô/1 ha, cây chè lấy đi khoảng 80 kg N, 40 kg P2O5, 30 kg K2O, 8 kg MgO, 16 kg CaO và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), Mô líp đen (Mo)...
Hiện nay chè Shan núi cao năng suất thường thấp do: tập quán canh tác cũ, kỹ thuật lạc hậu; chè chưa được đốn, hái và chăm sóc đúng kỹ thuật; đất không được cải tạo theo một quy trình hợp lý, không bón hoặc bón quá ít phân hữu cơ; thiếu hệ thống cây cải tạo đất và cây che bóng...
Hiện nay phần lớn diện tích trồng chè các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, cây chè đang ở thời kỳ ngủ nghỉ sau khi đốn (thời gian này thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau).
Trong những năm gần đây nghề trồng cây hoa nhài cung cấp hương liệu cho các nhà máy chế biến chè xuất khẩu là thế mạnh của Đông Xuân và một số xã khác thuộc 2 huyện Đông Anh và Sóc Sơn (Hà Nội). Hầu hết các hộ trồng nhài đều cho thu nhập khá, 15-20 triệu/năm.