Home / Hải sản / Tôm hùm

Cách phòng bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Cách phòng bệnh sữa trên tôm hùm nuôi
Author: ConTom
Publish date: Tuesday. August 21st, 2018

Bệnh tôm hùm sữa gây thiệt hại lớn nhất cho nghề nuôi tôm hùm ở các tỉnh Nam Trung bộ hiện nay. Tôm mắc bệnh bị chết rải rác hoặc chết hàng loạt. Theo báo cáo của các địa phương bệnh sữa đã gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm hùm.

Phòng bệnh sữa trên tôm hùm hiệu quả

Biểu hiện của bệnh tôm hùm sữa

Bệnh sữa hay còn được gọi là bệnh tôm hùm sữa, bệnh đục thân, do vi khuẩn ký sinh nội bào giống gây ra.

Bệnh thường xuất hiện từ tháng 4, bùng phát mạnh vào giữa mùa mưa (tháng 9 - 10). Khi tôm hùm bị bệnh này sẽ có một số biểu hiện như: tôm hoạt động kém dần, ít phản ứng lại với tác động xung quanh; giảm ăn hoặc không ăn. Sau từ 3 - 5 ngày bị nhiễm bệnh, các đốt ở phần bụng tôm hùm chuyển màu từ trắng trong sang trắng đục. Tôm hùm thường chết sau khi nhiễm bệnh khoảng 9 - 12 ngày. Khi tôm nhiễm bệnh, gan tụy chuyển màu nhợt nhạt, có trường hợp hoại tử. Bệnh sữa ở tôm hùm xảy ra ở ở tôm khoảng 50 - 500 g/con, khiến tôm hùm nuôi chết từ rải rác đến hàng loạt.

Cách phòng bệnh tôm hùm

Để phòng ngừa bệnh sữa trên tôm hùm hiệu quả, cần thực hiện nhiều yêu cầu kỹ thuật:

Địa điểm nuôi: chỉ nuôi tôm hùm trong vùng quy hoạch của địa phương đề ra. Nơi đặt lồng nuôi tôm hùm cách xa nơi cửa sông, tránh nước ngọt từ sông đổ ra sẽ làm giảm đi độ mặn, gây sốc cho tôm hoặc nước sông bị ô nhiễm, có nhiều chất độc hại gây bệnh trên tôm hùm. Lồng nuôi tôm hùm phải được thiết kế ở nơi có độ sâu tối thiểu khi triều thấp là 4 m với lồng găm hoặc 4 - 8 m đối với lồng nổi. Phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa những lồng nuôi cùng một bè là 1 m.

Chọn và thả giống: Chọn tôm hùm giống phải có chất lượng tốt. Đặc biệt là thời gian lưu giữ giống từ lúc khai thác trên biển đến lúc thả ương nuôi không nên quá 48 giờ. Khi thả giống, cần tránh để giống bị sốc nhiệt độ, độ mặn.

Trên đây là một vài chia sẻ của các chuyên gia cho bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này người nuôi tôm hùm có thêm kinh nghiệm để phòng tránh bệnh tôm hùm sữa một cách tốt nhất.


Related news

Một số bệnh thường gặp trên tôm hùm (Phần 2) Một số bệnh thường gặp trên tôm hùm (Phần 2)

Thời gian qua, dịch bệnh trên tôm hùm ngày càng phát triển, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng của người dân. Sau đây, xin giới thiệu một số bệnh thường gặp trên

Wednesday. August 8th, 2018
Cách phòng trừ một số bệnh thường gặp ở tôm hùm Cách phòng trừ một số bệnh thường gặp ở tôm hùm

Phong trào nuôi tôm hùm lồng, tôm hùm bè trong tỉnh đang phát triển mạnh. Sau đây xin giới thiệu về cách phòng trừ một số bệnh thường gặp ở tôm hùm.

Thursday. August 9th, 2018
Một số bệnh thường gặp ở tôm hùm nuôi lồng Một số bệnh thường gặp ở tôm hùm nuôi lồng

Các loài tôm hùm thường nhiểm bệnh này như tôm hùm Bông ( hay hùm sao ), tôm hùm Đá ( tôm Xanh, tôm Ghi) tôm hùm Đỏ ( Hùm Lửa) và tôm hùm Tre .

Tuesday. August 14th, 2018