Home / Hải sản / Tôm hùm

Một số bệnh thường gặp ở tôm hùm nuôi lồng

Một số bệnh thường gặp ở tôm hùm nuôi lồng
Author: Trương Kim Thảo - CCCN -TY
Publish date: Tuesday. August 14th, 2018

BỆNH ĐỎ THÂN.

1. Loài tôm cảm nhiễm :

Các loài tôm hùm thường nhiểm bệnh này như tôm hùm Bông ( hay hùm sao ), tôm hùm Đá ( tôm Xanh, tôm Ghi) tôm hùm Đỏ ( Hùm Lửa) và tôm hùm Tre .

2. Dầu hiệu bệnh lý :

Tôm bệnh có hiện tượng đỏ vùng giáp đầu ngực hày vùng bụng, sau đó màu đỏ lan dần ra toàn bộ cơ thể tôm , mô gan tụy  bị họi tử , các khớp đôi chân bò rời ra , đôi râu xúc tu 2 dễ gãy, mặt bụng tôm tím bầm, tôm yếu và bỏ ăn

Tác nhận gây bệnh: Bệnh đỏ thân do nhiều nhân tố  gây bệnh tác động gián tiếp  và trực tiếp vào tôm nuôi . trong đó vi khuẩn nhóm Vibrio, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio alginolyticus là nguyên nhân chính gây ra bệnh đỏ thân cho tôm hùm . Vi khuẩn này có dàng hình que , có khả năng vận động , khí cấy trên môi trường thạch TCBS có màu vàng.

Phòng , trị bệnh:

a. Phòng bệnh: 

- Vệ sinh lồng / bè

- Sát trùng thức ăn bằng thuốc tím

- Loại bỏ thức ăn ăn thừa

- Treo túi vôi quanh lồng trong thời gian bệnh.

b. Trị  bệnh: 

- Dùng Doxycycline ( loại Doxycycline base10%) tỉ lệ 3-7 gam/1kg thức ăn cho ăn 3-7 ngày liên túc

* Phác đồ điều trị :

- Ngày thứ 1 đến ngày thứ 7: 

Dùng 7 gam Doxycycline base10% ( tên thương mại QM-DOXY 10 hay Doxcine Water Soluble Popew dạng bột dùng trong Thú y) pha loảng với 50ml nước cất kết hợp với khoáng chất và vi tamin tổng hợp mổi loại 3-5 gam/ 1kg cá  hòa tan đều hổn hợp trên ,sau đó dùng xy lanh  hút dung dịch tim vào cá n\mồi dọc 2 bên vây lưng cá đề 30 phú cho dung dịch ngầm đều vào cơ thị cá , sau đó cắt  nhỏ cá mồi cho tôm ăn.

- Cách cho ăn :  Ngày  cho ăn 1 lần vào chiều tối lúc 18 h.

- Ngày thứ 8 đến ngày thứ 14:   dùng men vi sinh cải thiện tiêu hóa như Probai, Bio- bacilus ;Combax kết hớp với khoáng chất vitamin tổng hợp  mỗi  loại từ 5- 10 gam hòa  với nước đóng chai 50 ml , sau đó dùng xy lanh tiêm vào cá mồi và bọc chất kết dinh ( Bider) sau 30 phút cho tôm ăn.

Kế luận: Việc điều trị bệnh đỏ tôm hùm cần phải thực hiện đúng phác đồ tránh ngắt quãng và không nên  sử dụng các sản phẩm kháng sinh dạng tiêm trực tiếp để đưa thức ăn cho tôm ăn; đồng thời phải theo sử hướng dẫn cán bộ kỹ thuật Thú y thủy sản để tránh hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn .

* Ngưng dùng thuốc ít nhất 14 ngày trước khi thu hoạch.


Related news

Một số bệnh thường gặp trên tôm hùm Một số bệnh thường gặp trên tôm hùm

Tôm hùm là loài hải sản có giá trị dinh dưỡng, giá trị xuất khẩu cao và đang được nuôi phổ biến tại các tỉnh miền Trung.

Monday. July 30th, 2018
Một số bệnh thường gặp trên tôm hùm (Phần 2) Một số bệnh thường gặp trên tôm hùm (Phần 2)

Thời gian qua, dịch bệnh trên tôm hùm ngày càng phát triển, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng của người dân. Sau đây, xin giới thiệu một số bệnh thường gặp trên

Wednesday. August 8th, 2018
Cách phòng trừ một số bệnh thường gặp ở tôm hùm Cách phòng trừ một số bệnh thường gặp ở tôm hùm

Phong trào nuôi tôm hùm lồng, tôm hùm bè trong tỉnh đang phát triển mạnh. Sau đây xin giới thiệu về cách phòng trừ một số bệnh thường gặp ở tôm hùm.

Thursday. August 9th, 2018