Cách nhận biết gà ăn hoá chất

Da gà ta có màu vàng nhạt (dưới), còn gà nhuộm hóa chất có màu vàng óng và đều (trên).
Vàng ô là hóa chất không nằm trong danh mục cho phép được sử dụng trong chăn nuôi gia súc gia cầm.
Khi người chăn nuôi sử dụng chất này sẽ khiến thịt gà, trứng gia cầm trông bắt mắt.
Tuy nhiên, nếu ăn vào sẽ tích tụ lâu dài trong người gây nguy hiểm tới sức khỏe, gây ung thư.
Gà bị chứa hóa chất cũng có thể gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe người tiêu dùng.
Chính vì vậy, người mua cần phải cẩn trọng hơn trong việc mua gà. Và người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi thói quen của mình, nên là người tiêu dùng thông thái, lựa chọn những gì tốt cho sức khỏe.
Cách nhận biết đơn giản nhất là chú ý đến màu sắc, với các loại thịt gà làm sẵn, nên chọn những con có da vàng tự nhiên: màu trắng ngà hoặc màu vàng tươi, khi sờ vào gà không bị màu dính ra tay.
Da gà ta có màu vàng nhạt, chỉ vàng đậm ở một số chỗ như cánh, ức hay lưng, mỡ màu vàng.
Nếu da gà có màu vàng ươm, đồng đều toàn thân gà có màu vàng bắt mắt là loại gà chứa hóa chất.
Hoặc có thể nhận biết bằng cách nặn chanh hay một ít nước muối vào, nếu là màu hữu cơ, màu khoáng sẽ có sự thay đổi.
Ngoài ra, để chọn được gà tươi ngon, nên chọn những con gà nhìn thịt phải tươi, không có mùi kháng sinh hoặc mùi hôi.
Related news

Sau khi thu hoạch tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tính đến nay, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã gieo cấy được 9.779 ha lúa, đạt 88,9% so kế hoạch, các xã có diện tích xuống giống đạt chỉ tiêu từ 100% trở lên là: Thạnh Phú, Gia Hòa 2, Tham Đôn, Thạnh Quới. Ngoài các giống lúa chủ lực như: ST5, OM 4900, OM 6162… năm nay nông dân còn chọn các giống ngắn ngày có khả năng chịu mặn để đưa vào sản xuất.

Tiêu chết nhanh, chết chậm (thối gốc, rễ) luôn là nỗi ám ảnh lớn của người nông dân bởi đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một biện pháp nào để khắc phục hiệu quả căn bệnh này. Với người trồng tiêu huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, năm nay lại là một mùa vụ buồn khi mà diện tích tiêu tàn lụi ngày một tăng. Thậm chí, ở nhiều hộ gia đình, số lượng tiêu sống chỉ còn vài trụ.

Mô hình trồng nấm bào ngư xuất hiện ở TX. Gò Công (Tiền Giang) khoảng 2 - 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, do người mua phôi nấm không rõ nguồn gốc, người bán không chịu trách nhiệm về chất lượng; đầu ra sản phẩm nấm bấp bênh, dễ bị thương lái ép giá… nên không ít người trồng lâm vào cảnh lỗ vốn, bỏ nghề.

Vụ hè thu năm 2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành triển khai thực hiện mô hình sản xuất đậu nành kết hợp bao tiêu sản phẩm tại xã Tân Nhuận Đông, mô hình bước đầu cho hiệu quả cao hơn so với trồng lúa.

Mùa mưa, trong khi nhiều nơi khác trong tỉnh Quảng Ngãi việc trồng cây rau màu gặp khó khăn do thời tiết bất lợi, thì với nhiều bà con nông dân ở các xã Đức Thạnh, Đức Minh, Đức Chánh (Mộ Đức) lại là mùa "ăn nên làm ra", nhờ trồng cà tím trên những vùng đất cát.