Home / Hải sản / Tôm sú

Cách Chọn Tôm Sú Giống Tốt

Cách Chọn Tôm Sú Giống Tốt
Publish date: Monday. January 2nd, 2012

Chuyên trang đồng bằng sông Cửu Long có nhận được thư của ông Trần Văn Phú (xã Vĩnh Tiến – Vĩnh Châu – Sóc Trăng), ông Trần Mạnh Giỏi (xã An Minh Bắc - huyện An Minh - Kiên Giang), ông Lê Hoài Vọng (Thạnh Phú - Bến Tre), chị Trần Thị Diệu (thị trấn Mỹ Long - Cầu Ngang – Trà Vinh). Bà con hỏi: Làm thế nào để biết con tôm sú giống tốt? Xin trả lời:

Với những “đại gia” nuôi tôm công nghiệp (như Công ty SEACO Sóc Trăng của anh em ông Lưu Thống Nhứt với cả ngàn hécta mặt nước) thì họ đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc cho việc chọn lựa tôm sú giống, từ lấy vài chục mẫu ở các cơ sở nổi tiếng, gởi cơ quan chuyên môn kiểm định nghiêm ngặt đến đặt hàng, tổ chức vận chuyển về điểm nuôi v.v… Riêng bà con nuôi qui mô nhỏ (dù mô hình công nghiệp hay quảng canh, tôm-lúa…) ít điều kiện hơn có thể làm theo cách sau để tìm mua tôm sú giống đáng tin cậy hầu giảm rủi ro.

1- Tuyệt đối không mua tôm giống trôi nổi của những người không có giấy phép hành nghề cung cấp tôm sú giống. Không mua tôm sú giống của những điểm cung cấp có giấy phép nhưng “lô hàng” đang chào bán lại không chứng minh được đã qua sự kiểm dịch và đồng ý cho phân phối của cơ quan chuyên môn.

2- Quan sát thấy tôm sú giống tỏ ra linh hoạt, khỏe mạnh, phân bổ đều trong bể nuôi, hình dáng thon dài, ruột đầy thức ăn (khả năng bắt mồi tốt), tỉ lệ tòe đầu nhỏ hơn 10%. 3- Kiểm tra khả năng thích nghi trong môi trường thay đổi nồng độ mặn bằng cách thả một ít tôm giống vào nước đã giảm một nửa độ mặn thông thường. Sau 1-2 giờ nếu thấy số tôm giống bị “sốc” chết chỉ chiếm từ 0 – 10% (tốt), 11-35% (khá), trên 35% là tôm giống không tốt.

Đối với tôm giống kém chất lượng, nhiều nơi thương lái đưa ra “chiêu”: cho nợ 50% tới khi thu hoạch mới thanh toán dứt điểm. Xin bà con đừng ham rẻ vì công sức, tiền của bỏ ra lớn nhưng kết quả rất có thể là trắng tay, hoặc chỉ vừa đủ trả 50% tiền nợ còn lại! Tôm chết rồi, thương lái có nhiều lý do đổ thừa mà cách dễ nhất là đổ thừa cho… ông Trời: “Thời tiết không thuận lợi”.


Related news

Bí Quyết Nuôi Tôm Giỏi Bí Quyết Nuôi Tôm Giỏi

Hàng ngày: ghi chép đầy đủ những hiện tượng không bình thường của tôm và số lượng tôm bệnh hoặc chết ở gần bờ. Cần vớt số tôm chết lên và chôn chúng ở một nơi cách xa các ao tôm. Hàng tuần: bắt lấy 10 con tôm để kiểm tra xem vỏ hoặc mang của tôm có bị bẩn không. Nếu có, nên rắc thức ăn ra xa hơn và lấy lưới mắt nhỏ hoặc dùng tay để vớt tảo ở đáy ao hoặc tảo nổi trên mặt nước

Sunday. July 31st, 2011
Phòng Trị Bệnh Đen Mang Cho Tôm Phòng Trị Bệnh Đen Mang Cho Tôm

Trong ao xảy ra các hiện tượng tảo tàn, ô nhiễm hữu cơ cao, các vật chất lơ lửng trong ao sẽ bám vào mang làm nó chuyển sang màu vàng, nâu đen.

Wednesday. January 4th, 2012
Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Tôm Rằn (Penaeus Semisulcatus) Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Tôm Rằn (Penaeus Semisulcatus)

Tôm rằn (Penaeus semisulcatus) là loài tôm có kích thước lớn, thích ứng với nhiệt độ cao, độ mặn cao, ăn tạp, có giá trị kinh tế như tôm sú cùng cỡ và là một trong số 110 loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) (theo FAO). Tôm rằn có thể nuôi xen canh với tôm sú đối với ao nuôi tôm sú chỉ nuôi được một vụ nhằm hạn chế dịch bệnh và giải quyết việc làm cho nông dân; nuôi ghép với cá rô phi làm tăng hiệu quả của ao nuôi lên khoảng 20% so với nuôi đơn cá rô phi.

Monday. June 27th, 2011
Quy Trình Nuôi Tôm Sú Thâm Canh, Bán Thâm Canh Quy Trình Nuôi Tôm Sú Thâm Canh, Bán Thâm Canh

Để giúp người nuôi hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do dịch bệnh Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu khuyến cáo quy trình nuôi tôm Thâm canh - Bán thâm canh đang áp dụng thành công cho đối tượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng như sau

Sunday. November 13th, 2011
Quản Lý Bùn Đáy Ao Tôm Quản Lý Bùn Đáy Ao Tôm

Bùn là nguyên nhân chính gây ô nhiễm trong ao và là nơi phát sinh mầm bệnh. Vì vậy, quản lý tốt bùn đáy sẽ phòng tránh được những rủi ro và nâng cao năng suất tôm nuôi

Thursday. November 17th, 2011