Cách Chọn Giống Đu Đủ Cho Nhiều Quả
Các giống đu đủ của Việt Nam hay của Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, ấn Độ... đều để giống được, với điều kiện không phải là giống lai F1. Các giống của Đài Loan có tỷ lệ cây cái cao và thường thuộc loại cây lai nhân tạo.
Cây đu đủ vốn có tính di truyền phức tạp, phấn của hoa đực và hoa lưỡng tính lại rất khác nhau, tính mẫn cảm của phấn hoa đực cao gấp nhiều lần của hạt phấn hoa lưỡng tính, do đó đu đủ rất dễ bị lai tạp, khó giữ được giống tốt thuần chủng nếu không thụ phấn bắt buộc.
Việc thụ phấn bắt buộc trước hết phải chọn cây giống khoẻ, ít sâu bệnh, cần phải chọn đúng giống, chọn những nụ hoa ra ở lứa quả đầu tiên, khi cây còn đang rất sung sức, nếu vào đúng lúc thời tiết đầu mùa hè thì càng tốt, sau này số hạt sẽ cho nhiều hơn. Dùng kim châm cho các nụ hoa nhỏ ở trong chùm hoa nhiều vết, mấy hôm sau hoa tự rụng đi, chỉ để lại một nụ hoa ở giữa to nhất, khi đầu cánh của nụ hoa bắt đầu có màu trắng thì dùng túi nilon trong, châm thật nhiều lỗ cho dễ thoát hơi nước và không khí, sau đó bao nụ hoa lại theo dõi tới khi hoa nở. Các buổi sáng tháo túi nilon ra, ngắt bao phấn thoa lên đầu nhụy hoa cái. Nếu cây giống là cây lưỡng tính, có hoa lưỡng tính thì lấy bao phấn của hạt hoa lưỡng tính. Nếu là giống chỉ có hoa cái và hoa đực riêng rẽ trên từng cây thì lấy phấn hoa đực và sau đó sẽ có 50% là hạt sẽ cho cây đực. Thụ phấn xong, bao hoa lại để tránh hoa bị thụ phấn của giống khác ngoài ý muốn. Chờ 2-3 ngày sau hoa rụng đi thì tháo túi nilon ra cho quả phát triển tự nhiên.
Muốn đu đủ cho sai quả và có quả to cần chọn chân đất tốt, ẩm và thoát nước tốt, ánh sáng đầy đủ, không bị cây khác che khuất. Chăm sóc thật tốt cho cây luôn có 50-60 lá xanh tốt trên cây.
Khi mới trồng nên đào hố sâu, rộng, bón lót từ 20-30kg phân hữu cơ mục và thêm 0,1-0,2kg lân, sang tháng thứ 2-3 thì bón thúc mỗi gốc khoảng 25-30 gam đạm và 40 gam DAP hoà tan trong nước, tưới vào dưới tán cây, cách xa gốc 20-30cm. Các tháng sau, cây to ra, hoa quả nhiều, cần tăng dần lượng phân cho tới lúc quả chín, hạn chế ở mức độ 120-150 gam urê và 140-160 gam DAP cho tới khi cây hết khả năng cho quả thương phẩm. Chú ý vào mùa lạnh cần tưới ẩm thường xuyên, kết hợp phun oxyclorua đồng. ở ấn Độ người ta còn tưới cả dung dịch này vào gốc cây, giúp cây có thêm vi lượng đồng, chống rét và bạc lá. Chú ý phòng trừ rệp hại cây.
Related news
Cây đu đủ thường hay bị sâu bệnh phá hoại như tuyến trùng hại rễ, nhện đỏ chích hút làm lá vàng ra.. Rệp sáp và bọ trĩ chích hút làm cây và quả mất nhựa, lại còn truyền virus gây bệnh xoắn lá. Khi trồng đu đủ, cần bón lót nhiều phân hữu cơ. Đu đủ rất chịu phân. Càng nhiều phân, cây càng mập, lá xanh đậm, tạo điều kiện cho cây đạt năng suất cao
Bệnh đốm vòng (Papaya Ringspot Virus) còn gọi là bệnh đốm hình nhẫn, là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ, gây trở ngại lớn cho nghề trồng đu đủ ở nước ta. Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, quả đến thân và cuống lá.
Cây đu đủ bị rất nhiều loài sâu bệnh tấn công, trong đó thì rệp sáp giả là loại côn trùng khá phổ biến đã làm giảm năng suất và phẩm chất đu đủ nghiêm trọng nếu không kịp thời phòng trị.
Đu đủ gồm nhiều giống, mỗi giống đều có 3 loại hình sinh sản đực, cái và lưỡng tính. Trong vườn, nếu trồng đại trà cây này thì nên để lại một vài cây đực (tỉ lệ 1/25-1/30 so với các loại hình còn lại) để có giao phấn chéo nhờ côn trùng, quả sai hơn so với tự thụ phấn.
Để hạn chế bớt chiều cao cây đu đủ nhiều nhà vườn ở các nước như Thái Lan, Malaisia, Đài Loan... có kinh nghiệm trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như uốn cong cây, ghép đu đủ nhằm giảm chiều cao cây tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hái.