Home / Cây ăn trái / Đu đủ

Phòng trừ bệnh đóm vòng trên đu đủ

Phòng trừ bệnh đóm vòng trên đu đủ
Author: Nguyễn Thị Nguyệt - Chi Cục BVTV Bến Tre
Publish date: Friday. April 28th, 2017

Đu đủ là loại cây ăn trái dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao và cũng là một trong những loại cây được trồng xen trong vườn cây ăn trái với chiến lược lấy ngắn nuôi dài. Tuy nhiên, ngay vụ đầu tiên đu đủ phát triển rất tốt, những lứa sau thì vườn đu đủ sẽ thể hiện triệu chứng bệnh đốm vòng, đây là một trong những bệnh nguy hiểm nhất, hạn chế sự phát triển diện tích trồng đu đủ.

Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, trái đến thân và cuống lá. Khi cây bị nhiễm bệnh đốm vòng, triệu chứng đầu tiên nhận dạng là mặt trên của các lá đọt, giữa gân phụ và gân chính bị nhăn phòng, biến dạng, lá có màu xanh đậm nhạt xen kẻ. Bìa lá non bị cuốn cong vào theo mặt dưới lá. Bìa lá già bị cuốn lên. Khi lá lớn dần độ nhăn phòng của lá cũng giảm. Những cây bị bệnh nặng, lá non thường bị mất thùy, chỉ còn cuống lá, đôi khi cuống lá cũng bị biến dạng co quắp. Trên thân cây có những đốm xanh đậm và các sọc bóng mớ như úng nước.

Triệu chứng của bệnh trên lá.

Cây bị bệnh vẫn cho trái, vết bệnh chỉ là những đốm thâm xanh sẫm, sau đó phát triển dần thành những đốm vòng tròn hoặc bầu dục, có kích thước khoảng 0,5 - 1 cm  màu xanh sẫm. Khi trái già chín, những vòng tròn trên trái chuyển dần sang màu vàng sậm và thối ăn sâu vào bên trong thịt trái. Cây bị bệnh thường cho  ít trái, trái nhỏ, có vị lạt, hạt bị thui lép.

Triệu chứng của bệnh trên trái.

Bệnh gây ra do một loại virus được gọi là Papaya Ringspot Virus (PRV ). Virus được truyền qua vết thương cơ học và do nhiều loại rầy mềm, nhưng quan trọng nhất là rầy cải ( Myzus persicae ). Virus này không truyền qua hạt đu đủ. Virus làm giảm lượng đường trong trái. Rầy có thể truyền bệnh cho cây đu đủ con ( 4-6 lá ) ủ bệnh đến khi cây có nụ hoa mới thể hiện triệu chứng bệnh. Bệnh đốm vòng lây lan rất nhanh.

* Biện pháp phòng trừ:

Các bệnh do virus đều không có thuốc trị. Do đó khi phát hiện bệnh phải tiêu huỷ ngay để hạn chế lây lan.

- Không trồng đu đủ liên tục nhiều vụ, nhất là trên vùng đất trước đó đã bị nhiễm bệnh.

- Không trồng xen đu đủ với các cây cà, ớt, đậu bắp, bầu bí, dưa, để không bị lây bệnh hoặc dẫn dụ rầy phá hại. Thường xuyên làm sạch cỏ dại trong vườn đu đủ.

- Hạn chế bón nhiều phân đạm, nên bón thêm kali và vôi.

- Tiêu diệt côn trùng môi giới hạn chế bệnh đốm vòng. Khi thấy rầy mềm xuất hiện có thể phun các loại thuốc sau: Dầu khoáng SK Enspray 99, Actara 25WG,  Confidor 100SL,  Trebon 10EC.

Chú ý: Vì đu đủ là loại trái cây ăn chín và trái thường được thu hoạch liên tục nên khi xử dụng thuốc giai đoạn mang trái cần chọn lọc những loại thuốc ít độc và chú ý đảm bảo thời gian cách ly. Ngoài ra, đu đủ rất mẫn cảm đối với các loại thuốc nhũ dầu, do đó không được pha thuốc đậm đặc và chỉ nên phun thuốc vào lúc chiều mát, nếu không sẽ rất dễ bị cháy lá.


Related news

Để Đu Đủ Sai Quả Và Lâu Cỗi Để Đu Đủ Sai Quả Và Lâu Cỗi

Chọn giống trồng: Nên chọn các giống đu đủ lai F1 (Hồng Phi, Trạng Nguyên của Đài Loan) sẽ cho năng suất cao, quả đồng đều, chất lượng tốt.

Saturday. July 27th, 2013
Cách Phòng Và Trị Bệnh Đu Đủ Xoắn Lá Cách Phòng Và Trị Bệnh Đu Đủ Xoắn Lá

Cây đu đủ thường hay bị sâu bệnh phá hoại như tuyến trùng hại rễ, nhện đỏ chích hút làm lá vàng ra. Rệp sáp và bọ trĩ chích hút làm cây và quả mất nhựa, lại còn truyền virus gây bệnh xoắn lá.

Saturday. July 27th, 2013
Trồng Cây Đu Đủ Theo Phương Pháp Mới Trồng Cây Đu Đủ Theo Phương Pháp Mới

Đu đủ là loại cây trồng có giá trị kinh tế khá cao. Tuy nhiên, hạn chế của đu đủ là thường bị bệnh xoắn lá, xoắn đọt, làm cho cây còi cọc không ra trái được. Qua nhiều năm canh tác loại cây này, anh Nguyễn Thành Khải, ở thôn Phú Thạnh, xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn) đã đúc kết được những kinh nghiệm quý.

Monday. July 29th, 2013