Chọn Gà Chọi Khi Gà Còn Nhỏ

Chọn gà chọi khi gà còn nhỏ
Như tôi vừa trình bày tại Cách Chọn Giống Gà Đá, không phải hễ gà cha xuất chúng, gà mẹ rặc dòng là bầy con của chúng hoàn toàn xuất sắc hết cả đâu. Ai nghĩ như vậy là lầm to. Trong một bầy gà con, ít có bầy nào để giống được cả. Những gà con thân mình ương yếu, chậm lớn, hoặc xương cốt có vấn đề thì nên loại bỏ ngay từ đầu. Những gà con còn lại, đến tháng tuổi thứ ba ta nên bắt tay vào việc chọn lựa.
Việc lựa gà không phải chỉ một đợt, mà là nhiều đợt. Đợt đầu xem vóc dáng, tướng mạo, vảy chân, khi gà được 6 tháng tuổi, cho xổ với gà đồng chạng xem tài nghề ra sao.
Cách vài tuần ta nên cho gà xổ một lần với gà lạ khác bầy nhau, để xem đòn thế của nó có tiến bộ không, thêm những đòn thế hóc hiểm khác không. Sau khi tác lành, ta cho gà xổ tiếp vài lần nữa… Và chỉ những gà tài nghề của nó thực sự làm ta ưng bụng thì ta mới chọn nuôi.
Chọn gà trống nuôi đá thì vậy, còn chọn gà để mái thì sao?
Thường những sư kê chuyên nghiệp, trong nhà chỉ nuôi một dòng mái duy nhất mà họ ưng ý. Trong nhà cũng không ai nuôi nhiều gà mái, vì sợ “lạc” ra ngoài, thiên hạ sẽ có giống tốt của mình mà nuôi. Chúng tôi từng thấy có người lúc nào trong nhà cũng nuôi cả trăm gà trống đá độ, nhưng mái nòi cũng chỉ độ mươi con là nhiều.
Mỗi lứa gà nở ra, chỉ những con mái xuất sắc mới được giữ lại nuôi tiếp. Con mái nào không đạt yêu cầu về vóc dáng, về lông vảy… đều giết thịt. Tất nhiên, những con mái xấu này, dù được ai trả giá cao họ cũng không chịu bán ra.
Lý do tại sao người ta không chịu bán mái dòng gốc? Đây đúng là do ở tính ích kỷ, muốn chỉ riêng mình có giống gà đặc biệt mà nuôi. Nhưng, ta cũng nên thông cảm với họ, khi ta biết rằng mỗi mái nòi gốc có một số đòn thế riêng của nó ( truyền qua đàn con), do đó, nếu nhiều người cùng nuôi chung một gốc mái, thì khi ra trường, chẳng khác gì an hem trong một lò võ đấm đá với nhau, với những đòn thế như nhau thì đâu còn hấp dẫn nữa? Sự hay dở làm sao phân biệt được?
Cũng chính vì điểm này mà nghề nuôi gà nòi từ trước đến nay mới tăng phần hấp dẫn. Một khi, người nào cũng mong muốn mình có một mái gốc riêng với tài nghề hơn hẳn gà kẻ khác, thì họ mới chịu khó tìm tòi, chịu khó nuôi dưỡng để “đúc” cho bằng được những dòng gà nòi nổi tiếng cho riêng mình, hoặc cho địa phương mình.
Related news

Úm gà con là một trong những khâu rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà, nó quyết định đến năng suất, chất lượng đàn gà sau này. Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao.

Bệnh Niucatxơn là bệnh nguy hiểm ở gà thường xảy ra quanh năm nhất là lúc chuyển mùa nhiệt độ hạ thấp đây là thời điểm bệnh Niucatxơn hay bệnh gà rù thường dễ xuất hiện.

Bệnh do virus gây viêm đường hô hấp làm gà chậm lớn, giảm đẻ, tăng urê huyết và tỷ lệ chết cao. Bệnh xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới. Nơi nào nuôi gà theo hướng công nghiệp bệnh càng có xu hướng phát triển cao.

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm ở gà, bệnh kén ruột thừa do một loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng) gây ra.

Nhiệt độ cơ thể gà thường ở mức 41 độ C. Nhiệt độ cao giúp gà bù tổn thất nhiệt, nước, đây cũng là cơ chế giúp gà điều phối nhiệt, lưu thông máu trong cơ thể đến các bộ phận như cánh, cổ, chân. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ bên ngoài tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gà. Vì vậy, khi nuôi gà trong mùa nóng, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau: