Các Sản Phẩm ASC Xuất Hiện Ngày Càng Nhiều Tại Hà Lan Và Đức

Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) cho biết các sản phẩm được chứng nhận bởi tổ chức này đang ngày càng được quan tâm nhiều tại thị trường Hà Lan và Đức.
Nghiên cứu, được thực hiện bởi các nhà phân tích của GFK, cho thấy nhận thức và sự hiểu biết về nhãn ASC và ảnh hưởng của nó trên hành vi mua sắm ở cả hai nước.
Báo cáo này dựa trên sự so sánh hồi đầu năm 2013, sáu tháng sau khi ra mắt hồi tháng 8/2012 của nhãn ASC, và nhận thức của người tiêu dùng một năm sau đó, vào tháng 4/2014.
Kết quả rất tích cực và cho thấy kể từ khi nhãn tiêu dùng này được dán trên các sản phẩm ở Hà Lan, 29% người mua cá đã trở nên quen thuộc với nó. Tại Đức, mức độ công nhận đã đạt đến 22%.
ASC cho biết logo ASC đưa ra sự bảo đảm rộng hơn và củng cố các quyết định mua hàng, và 39% người tiêu dùng Hà Lan cảm thấy rằng logo tạo ra ấn tượng tích cực về thủy sản được chứng nhận. 58% người mua cá của Đức đã quen thuộc với nhãn ASC, đang tích cực tìm kiếm các sản phẩm này tại các nhà bán lẻ.
Số người mua thủy sản ở Hà Lan có thể nhận diện chính xác ý nghĩa của nhãn ASC là có liên quan đến cá nuôi đã tăng từ 5% lên 16%, và từ 6% đến 13% ở Đức.
Việc phỏng vấn cho thấy việc sử dụng thuốc kháng sinh có trách nhiệm, phòng ngừa ô nhiễm, kiểm toán trang trại thường xuyên, và quyền lợi động vật vẫn là khía cạnh quan trọng nhất trong việc đạt được sự tin tưởng của người mua về việc nuôi cá có trách nhiệm.
Khoảng một nửa số hải sản tại các siêu thị hiện nay được nuôi tại các trang trại. Bằng chứng về sản xuất có trách nhiệm là yêu cầu của các nhà bán lẻ ở Đức và Hà Lan.
Tầm quan trọng của những người tiêu dùng các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc bền vững đã được củng cố trong một báo cáo gần đây, trong đó cho thấy doanh số bán hàng tăng 21% ở Hà Lan năm ngoái.
Monitor Sustainable Food 2013 tiết lộ rằng 1 trong 3 sản phẩm thủy sản trong lĩnh vực bán lẻ Hà Lan hiện đang được dán nhãn MSC dành cho hải sản khai thác bền vững, hoặc logo ASC cho thủy sản nuôi có trách nhiệm .
Hà Lan có số lượng các công ty được chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm ASC (CoC) cao nhất, tiếp theo là Đức. Hoạt động thẩm tra CoC là bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp xử lý và kinh doanh thủy sản được chứng nhận ASC, và đảm bảo rằng các sản phẩm hoàn toàn có thể truy xuất nguồn.
Hà Lan cũng dẫn đầu thế giới về số lượng các sản phẩm được chứng nhận ASC được bán ra, với 217 sản phẩm cá tra, cá rô phi và cá hồi khác nhau. Thụy Sĩ là nước thứ 2 với 163 sản phẩm, theo sau là Đức với 160 sản phẩm.
Related news

Tuy phải cạnh trạnh khốc liệt với nhiều loại trái cây nhập khẩu với mẫu mã đẹp và giá cả ổn định hơn nhưng trái cây nội vẫn chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.

Qua 2 năm thực hiện đề án “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, đã có 10/13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL xây dựng được đề án và kế hoạch hành động. Trên cơ sở này, các tỉnh đã bắt tay vào tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi gia súc, gia cầm dựa theo lợi thế cạnh tranh đang mang lại hiệu quả thiết thực.

Thị trường đã sôi động trở lại sau thông tin giá xăng giảm, nhưng mức giảm của hàng hóa vẫn chưa “chiều lòng” người mua.

Chất tạo nạc cho heo được sử dụng nhiều nhất tại VN là clenbuterol và salbutamol, chủ yếu có nguồn nhập từ Trung Quốc, khi heo ăn chất này sẽ không đào thải như những chất khác.

Gần đây, nhiều tiểu thương bán cá lóc, cá rô, cá trê nuôi tại các chợ đầu mối “gắn mác” cá đồng để đẩy giá lên cao. Hành vi gian dối này khiến người mua chịu thiệt!