Home / Hải sản / Bào ngư

Các phương thức nuôi bào ngư - Nuôi ở dải giữa triều

Các phương thức nuôi bào ngư - Nuôi ở dải giữa triều
Author: Hà Trang Theo Nuôi bào ngư của Hoàng Quý Trâm (ÐàiLoan) - Tạp chí KHCNTS 8/2002
Publish date: Tuesday. August 16th, 2016

Nuôi ở dải giữa triều là sự lợi dụng độ chênh giữa đường triều cường và đường triều cạn bờ đá, tức là lập ao bể nuôi ở nơi triều có sóng va đập.

Cấu tạo của ao bể nuôi là dùng máy móc đào các phiến đá ở dải giữa triều xong, bốn xung quanh xây bao bằng xi măng tạo nên, thông thường mạn giáp biển của bờ ao bể nuôi có lỗ thoát nước để thay đổi nước biển khi triều lên, xuống và sóng biển vỡ bờ, đồng thời tăng thêm ôxy và gặp khi nhiệt độ cao, mỗi ao bể cần tăng cường sục khí để tăng hàm lượng ôxy.

Ðộ sâu của ao nuôi được quyết định bởi độ cao của đường triều, thông thường độ sâu từ 2 - 3m khi triều cường bờ ao bể nuôi cao hơn mặt nước 1m, khi triều cạn mức nước sâu trong ao bể nuôi giữ ở mức 2m là thích hợp.

Bề dày của bờ ao bể nuôi khoảng 1,5 - 2m.

Ðáy ao bể nuôi trải lớp đá củ đậu hoặc đá phiến để làm chỗ cho bào ngư bám.

Việc nuôi bào ngư ở dải giữa triều thông thường hàng năm tu sửa ao bể nuôi từ tháng 3 đến tháng 6.

Khi tu sửa trước hết phải bịt kín lỗ nước vào.

Sau khi hút cạn nước bể trong ao nuôi, chỗ tích nước vãi vôi sống và phơi nắng đáy ao khoảng một tuần lễ, đề phòng trong thời gian nuôi ao nuôi bị lão hoá, sinh ra các loại bệnh.

Do đó chỉ cần sau khi tu sửa ao là có thể thả giống nuôi, thông thường một tsưbô mật độ thả nuôi là 1.000 - 1.200 con giống.

Trong thời gian nuôi, vì tốc độ lớn không đồng nhất, nên phải tiến hành lựa chọn trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 12, sau khi chọn lại thả bổ sung giống nhằm bảo đảm sản lượng ổn định.

Cách nuôi này, mỗi tuần lễ cho ăn hai lần, mỗi lần mỗi tsưbô ném cho ăn 5 kg rau câu.

Khi bắt, dùng thợ lặn xuống đáy ao để bắt.

 


Related news

Tuesday. August 16th, 2016
Tuesday. August 16th, 2016
Tuesday. August 16th, 2016