Dạng hình nuôi bào ngư - Nuôi thả đáy trên bãi đá dọc bờ biển
- Vị trí nuôi: nuôi bào ngư ở vùng trung triều có độ sâu khi triều xuống cạn còn 1 – 2 m nước, độ mặn cao và ổn định 30 – 35 0/00, dòng chảy tương đối (5 m/giây), không có nước ngọt chảy vào, xa cửa sông.
Đáy đặc biệt là đá tảng hay rạn san hô để bào ngư ẩn trốn và nhiều tảo, rong...
- Thức ăn: ngoài các loại rong, cần rải định kỳ rong câu chỉ vàng (5 - 7 ngày/lần) để tăng cường thức ăn cho bào ngư, rải vào 4 - 5 giờ chiều tối để bào ngư ra ăn.
-Cách thả giống: trước khi thả phải ương bào ngư giống trong bể xi măng từ 3 – 5 mm cho tới khi bào ngư được 15 mm thì thả giống.
Thả vào lúc 6 – 9 giờ sáng.
Để bào ngư bám vào bản tảo rồi thả xuống vùng nuôi, sau đó bào ngư phát tán ra xung quanh.
-Mật độ nuôi: 15 - 20 con/lồng.
Trước khi thả phải lặn bắt hết địch hại như sao biển, bạch tuộc...
Thả thức ăn rong tảo xuống, kiểm tra định kỳ tỉ lệ sống chết của bào ngư.
- Sau 9 - 10 tháng nuôi bào ngư đạt kích thước thương phẩm 5 – 6 cm (30 - 35 con/kg) thì thu hoạch.
Related news
Bào ngư là một trong những loài loài động vật thân mềm có giá trị xuất khẩu cao. Hiện nay bào ngư được nuôi rộng rãi ở rất nhiều tỉnh thành trong cả nước và mang lại giá trị kinh tế rất cao. Xin được giới thiệu cùng bạn đọc một số tư liệu về một bệnh trên bào ngư do virus gây ra và cách phòng ngừa bệnh trên vật nuôi này.
Nuôi bào ngư bằng lồng trong bể xi măng