Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Các Loại Phân Đạm Và Cách Sử Dụng

Các Loại Phân Đạm Và Cách Sử Dụng
Publish date: Wednesday. July 31st, 2013

Sử dụng phân đạm đúng cách không những giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng mà còn giảm chi phí sản xuất.

Phân urê có tỷ lệ đạm cao nhất (44 - 48%); có khả năng thích nghi rộng, phát huy tác dụng trên nhiều loại đất và các loại cây trồng khác nhau, thích hợp trên đất chua phèn. Urê được dùng để bón thúc. Có thể pha loãng theo nồng độ 0,5 - 1,5% để phun lên lá.

Sunphat đạm (phân SA) chứa 20 - 21% nitơ (N) nguyên chất và 29% lưu huỳnh (S). Phân SA có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh. Phân có mùi khai, vị mặn, hơi chua, dễ tan trong nước. SA có thể bón cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, trừ đất phèn và chua. Nếu đất chua cần bón thêm vôi và lân. Phân này dùng tốt cho cây trồng trên đất đồi, đất bạc màu (thiếu S). SA dùng để bón thúc và bón nhiều lần, chuyên dùng cho các cây đậu đỗ, lạc, ngô....

Phôtphat đạm(phốt phát amôn) chứa 16% đạm và 20% lân. Phân có dạng viên, màu xám tro hoặc trắng, dễ chảy nước, dễ tan trong nước và phát huy hiệu quả nhanh, dùng để bón lót, bón thúc đều tốt. Phân dễ sử dụng, thích hợp ở đất nhiễm mặn. Cần bón phối hợp với các loại đạm khác.

Phân đạm Clorua: Chứa 24 - 25% N nguyên chất. Dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà, dễ tan trong nước, không bị vón cục, dễ sử dụng. Là loại phân sinh lý chua nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác. Không nên dùng để bón cho khoai tây, hành, tỏi, bắp cải, chè,... Đất khô hạn, nhiễm mặn không nên bón phân đạm clorua, dễ làm cho cây bị ngộ độc (dư clo).

Phân amôn nitrat: có 33 - 35% N nguyên chất. Phân ở dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám, dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó bảo quản và sử dụng. Là loại phân sinh lý chua, có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thích hợp cho cây trồng cạn như mía, ngô, bông hoặc dùng để tưới bón thúc cho nhiều loại rau, cây ăn quả.


Related news

Bệnh Lúa Von Bệnh Lúa Von

Bệnh lúa von là loại bệnh do loài nấm Fusarium moniliforme Shel gây nên do nguyên nhân truyền nhiễm hoặc lây nhiễm. Nấm bệnh có thể phát triển ở điều kiện nhiệt độ từ 10-37oC (thích hợp nhất ở điều kiện 24-32oC), ẩm độ cao và ánh sáng yếu. Trên đồng ruộng, bào tử phân sinh có thể tồn tại và sống trong đất từ 4-6 tháng

Friday. July 15th, 2011
Sâu Đục Thân 5 Vạch Đầu Nâu Sâu Đục Thân 5 Vạch Đầu Nâu

Trứng hình bầu dục dẹt, mới đẻ có màu trắng, sau chuyển màu nâu, gần nở màu đen. Trứng đẻ thành ổ xếp dạng vảy cá ở mặt trên phiến lá hoặc bẹ lá (trên bẹ lá chiếm 80%). Sâu non đẫy sức có màu nâu nhạt, trên thân có 5 vạch dọc màu nâu xẫm. màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Móc bàn chân bụng có 51-56 cái xếp thành hình tròn

Tuesday. July 19th, 2011
Bón Phân Cho Lúa Trên Đất Phèn Bón Phân Cho Lúa Trên Đất Phèn

Đất phèn, đất chua phèn hay đất chua là các thuật ngữ khác nhau để chỉ loại đất có độ pH thấp, thường là từ 5,5 trở xuống. Có khi pH chỉ còn 3 hoặc 2. Thủ phạm chủ yếu trong đất phèn là nhôm (Al) và Sắt (Fe).

Thursday. January 20th, 2011
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Biện Pháp Gieo Sạ Kỹ Thuật Trồng Lúa - Biện Pháp Gieo Sạ

Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp. Trước khi gieo sạ 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ

Wednesday. January 19th, 2011
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bón Phân Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bón Phân

Loại phân sử dụng và lượng phân bón từng loại cho từng giai đoạn sinh trưởng của lúa được khuyến cáo như trong bảng ở phần cuối của Quy trình.

Wednesday. January 19th, 2011