Các Huyện Vùng Triều Thả Nuôi 3.900 Ha Tôm Sú Vụ Xuân – Hè Ở Thanh Hóa
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, từ trung tuần tháng 4-2013 đến nay, nông dân ở các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Nông Cống... đã thả 250 triệu con giống tôm sú xuống gần 3.900 ha ao nuôi.
Theo đánh giá của lãnh đạo Phòng Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nét nổi bật trong vụ nuôi tôm xuân – hè năm nay là nông dân đã chủ động cải tạo ao đầm đúng quy trình kỹ thuật. Để đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao, các đơn vị chức năng trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với chính quyền các huyện vùng triều hướng dẫn chủ đồng quản lý môi trường nuôi, lịch thời vụ, chọn mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đủ giấy chứng nhận đã được Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra, kiểm dịch, đưa vào thả nuôi đúng hướng dẫn kỹ thuật. Riêng tôm he chân trắng, phấn đấu đạt năng suất bình quân 10 tấn/ha. Đối tượng tôm sú, khuyến khích áp dụng các mô hình nuôi luân canh, xen canh với cua, cá... để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Related news
Dù là hàng cấm, chưa có cơ sở khoa học chứng minh tác dụng chữa bệnh ung thư nhưng vảy tê tê vẫn được các đầu nậu vô tư mua bán, trục lợi.
Hiện toàn tỉnh Đắk Lắk có trên 9.500 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá trắm cỏ, trôi, mè hoa, chép, rô phi… vớisản lượng cá thương phẩm hằng năm ước gần 17.000 tấn.
Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị định 67, đến nay tại Quảng Ngãi đã có nhiều ngư dân được giải ngân để đóng tàu vươn khơi theo Nghị định 67, tuy nhiên con số này vẫn còn quá khiêm tốn so với nhu cầu của ngư dân.
Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Những túp liều nhỏ bán đặc sản núi rừng của bà con dân tộc Cor trên đỉnh đèo Eo Chim ở huyện vùng cao Tây Trà được khách đi đường thường xuyên qua lại nơi đây gọi vui là “siêu thị” cùng cao.