Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Các giải pháp khôi phục chăn nuôi sau rét

Các giải pháp khôi phục chăn nuôi sau rét
Author: Văn Hưởng
Publish date: Monday. March 7th, 2016

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), trong đợt rét kéo dài từ ngày 22.1 đến 18.2, tổng số gia súc bị chết do rét đậm, rét hại gây ra trên địa bàn 16 tỉnh trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ tính lên đến 23.555 con. Để khôi phục chăn nuôi sau rét, Trung tâm Khuyến nông quốc gia khuyến cáo một số giải pháp:

Giải pháp về thức ăn

Các địa phương cần chủ động nguồn thức ăn cho gia súc sau rét đậm, rét hại bằng nhiều giải pháp như gieo ngô dầy làm thức ăn cho gia súc; nhanh chóng khôi phục đồng cỏ hiện có bằng việc dọn vệ sinh đồng cỏ, cắt bỏ phần thân bị hư hỏng, chăm bón để cỏ phát triển.

Áp dụng các biện pháp bảo quản và chế biến thức ăn thô xanh tận dụng nguồn phế phụ phẩm thân lá cây ngô, lá sắn, ngọn mía... làm thức ăn cho gia súc, không để gia súc đói sau rét đậm, rét hại.

Tăng cường nghiên cứu và triển khai trồng các loại cây cỏ, cây thức ăn phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương, phát triển diện tích trồng các loại cỏ phù hợp với thời tiết khí hậu lạnh.

Giải pháp về phòng chống dịch bệnh

Chú trọng phòng và trị các bệnh sau rét đậm như tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi do thức ăn non. Thực hiện vệ sinh sát trùng khu vực chuồng nuôi, bãi chăn thả gia súc, tiêm phòng bổ sung các bệnh truyền nhiễm nhằm khống chế các bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng và bệnh ký sinh trùng đường máu.

Đối với gia súc bị bệnh cước chân, nẻ chân cần tiến hành xử lý triệt để bằng các biện pháp kỹ thuật như lấy lá chè xanh và phèn chua đun nước phun vào phần chân móng để giảm nứt nẻ và chống kế phát các bệnh truyền nhiễm.

Giải pháp về giống

Các cơ quan chuyên môn địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi kỹ thuật phát hiện gia súc động dục để phối giống kịp thời. Đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trong công tác giống nhằm phát triển nhanh đàn giống có chất lượng.

Đối với các chương trình, dự án cải tạo đàn giống ở các địa phương cần quản lý và giữ đàn giống hạt nhân để nhân đàn. Các cơ quan quản lý tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp trong việc nhập giống chất lượng cao để phục vụ sản xuất.

Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp về chuồng trại, kỹ thuật sưởi ấm cho gia súc khi trời lạnh, vận dụng địa hình để làm chuồng chống gió lùa. Chủ động đưa gia súc xuống vùng thấp để tránh rét.


Related news

Nữ kỹ sư 9X say trồng nấm, lãi 200 triệu đồng/năm Nữ kỹ sư 9X say trồng nấm, lãi 200 triệu đồng/năm

Năm 2012, tốt nghiệp Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh, chuyên ngành công nghệ sinh học, chị Trịnh Thị Như Nguyệt (25 tuổi, ở thôn Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, Bình Định) xin vào làm việc tại một số cơ sở sản xuất nấm ở Đồng Nai.

Monday. March 7th, 2016
Nông dân Củ Chi lại bị ép xây dựng nhà máy sữa? Nông dân Củ Chi lại bị ép xây dựng nhà máy sữa?

Trong khi nông dân chăn nuôi bò sữa ở Củ Chi (TP.HCM) vẫn đang gặp khó về việc bán sữa bò, thì Hợp tác xã Bò sữa Tân Thông Hội lại yêu cầu một số nông dân phải góp tiền xây dựng Nhà máy sữa Củ Chi.

Monday. March 7th, 2016
Người Hàn Quốc mê xoài, dứa Việt Nam Người Hàn Quốc mê xoài, dứa Việt Nam

Ông Roh Inho – Phó Chủ tịch Trung tâm xúc tiến thương mại Hàn Quốc, phụ trách khu vực Đông Nam Á và Châu Đại dương (KOTRA) nhấn mạnh như vậy tại buổi lễ khai trương Trung tâm Hỗ trợ FTA Việt Nam – Hàn Quốc, tổ chức ở TP.HCM sáng 4.3.

Monday. March 7th, 2016