Các Địa Phương Tăng Cường Phòng Chống Dịch Bệnh, Đói Rét Cho Vật Nuôi
Trước tình hình thời tiết lạnh kéo dài, cũng là thời gian gần đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, các địa phương đang đồng loạt triển khai phòng chống dịch bệnh, đói rét cho cây trồng, vật nuôi.
Để chủ động phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, đặc biệt là dịch cúm gia cầm, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi tại các địa phương; thực hiện việc tiêm phòng các loại vắc-xin cho đàn vật nuôi; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm; tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm.
Tỉnh cũng yêu cầu thành phố, các huyện chỉ đạo đội ngũ cán bộ thú y, khuyến nông cơ sở hướng dẫn người chăn nuôi trong những ngày giá rét không chăn thả trâu, bò; che chắn chuồng trại tránh gió lùa…
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu cho biết, hiện nay, toàn tỉnh Lai Châu có trên 288.000 con gia súc, đã có trên 200 con bị chết. Chính vì vậy công tác phòng rét cho gia súc của người dân là yêu cầu cấp thiết. Từ đầu vụ rét năm nay, sở đã ban hành liên tiếp ba công văn, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chỉ thị để chỉ đạo phòng chống đói, rét cho vật nuôi.
Đối với các xã vùng cao, vận động người dân chăn nuôi di chuyển đàn trâu bò từ vùng cao xuống chăn thả tại các bản vùng thấp. Ngoài ra khuyến cáo bà con nên đốt lửa sưởi ấm, may tấm bao tải, chăn cũ cho gia súc mặc khi trời rét buốt. Đồng thời tích cực cho gia súc ăn thức ăn tinh, khoáng chất và uống nước ấm pha muối loãng. Tuyệt đối không thả gia súc khi nhiệt độ thấp dưới 12 độ C….
Đối với tỉnh Sơn La, cây cà phê là một trong những cây trồng chính, mang lại thu nhập cao cho người dân trong tỉnh, thiệt hại đối với cây cà phê xảy ra trên địa bàn tỉnh do sương muối trong dịp cuối năm 2013 và đầu năm 2014 được đánh giá là lớn nhất kể từ đợt sương muối giá rét xảy ra năm 1999. Để khắc phục tình trạng trên, tỉnh đã tăng cường hướng dẫn người dân các biện pháp kỹ thuật nhằm chống rét và sương muối cho cây cà phê.
Tỉnh yêu cầu, đối với vườn cà phê mới trồng, người dân cần sử dụng các biện pháp kỹ thuật chống rét như ủ gốc giữ ẩm giữ ấm, tưới nước rửa lá vào sáng sớm, hun khói, che cây. Sau khi qua mùa đông cần tiến hành trồng dặm cho đảm bảo mật độ, bón phân chăm sóc làm cỏ để cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt…
Còn tại tỉnh Yên Bái, để phòng chống rét và dịch bệnh cho đàn gia súc, ngay từ đầu mùa đông, các cấp chính quyền tỉnh đã tăng cường vận động, tuyên truyền người dân chăm sóc, bảo vệ và phát triển diện tích cỏ chăn nuôi; tận dụng các phụ phẩm trồng trọt như thân cây ngô, rơm rạ để tích trữ; kiểm tra, tu sửa lại chuồng trại chăn nuôi, đảm bảo kín gió trong mùa đông.
Cùng với vận động, tuyên truyền người dân chủ động dự trữ thức ăn cho gia súc, các phương trong tỉnh cũng đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ giúp người dân phòng chống rét cho đàn gia súc. Cụ thể, huyện Mù Cang Chải đã hỗ trợ 600 cây rơm cho người dân với mức hỗ trợ 300.000 đồng/cây. Đến nay, việc chuẩn bị thức ăn cho gia súc trong mùa đông cơ bản bảo đảm, hầu hết các hộ chăn nuôi đều có rơm khô dự trữ; tỷ lệ hộ dân có gia súc làm chuồng trại đạt trên 90%. Chính vì vậy, tỷ lệ gia súc bị chết giảm đáng kể so với các năm.
Tại tỉnh Nghệ An, ngay từ giữa tháng 12/2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông đã thành lập 3 đoàn công tác kiểm tra chỉ đạo đôn đốc công tác phòng, chống đói rét và dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ đông xuân. Tỉnh cũng giao Chủ tịch UBND xã, chỉ đạo ban thú y tăng cường kiểm tra giám sát tình hình sức khỏe và diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, phát hiện và xử lý kịp thời khi có biểu hiện suy kiệt, đói rét dịch bệnh, báo cáo dịch kịp thời, không giấu dịch...
Related news
Theo mục tiêu của dự án, đến năm 2020, sẽ có ít nhất 70% các công ty sản xuất chế biến cá tra (nhỏ và vừa) và 30% các hãng sản xuất thức ăn thủy sản tham gia chương trình sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch; Ít nhất 50% các DN lớn của Việt Nam cung cấp các sản phẩm thủy hải sản đạt tiêu chuẩn ASC đến châu Âu và các thị trường quốc tế.
Dự án hỗ trợ nhân dân trồng 1 ha cỏ voi tại xã Minh Tâm; triển khai mô hình trồng cỏ voi VA06 tại 2 xã: Thành Công, Ca Thành, thu hút 31 hộ tham gia; tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật ủ chua thức ăn gia súc cho 65 học viên; hỗ trợ 864 túi ni lon ủ chua thức ăn và 17 máy thái cỏ cho 5 xã thuộc vùng dự án; hỗ trợ 8 hộ, mỗi hộ 2 triệu đồng để di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở.
Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 5-2014, với tổng số 2.000 con gà giống do 20 hộ dân của xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) thực hiện; Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm khuyến nông Chiêm Hóa hỗ trợ 100% giá trị con giống, 50% thức ăn chăn nuôi, vacxin phòng bệnh, thuốc sát trùng chuồng trại…
Toàn tỉnh xảy ra 20 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 39,81 ha, trong đó, 14,76 ha rừng tự nhiên; 25,05 ha rừng trồng tại các huyện: Bảo Lâm 5 ha; Hòa An 7,7 ha; Hà Quảng 3,06 ha; Nguyên Bình 6,09 ha; Trùng Khánh; 3,89 ha; Trà Lĩnh 3 ha; Thông Nông 3,61 ha. Nguyên nhân gây ra cháy rừng do thời thiết nắng nóng cục bộ làm lớp thực bì chết khô dẫn đến nguồn vật liệu cháy cao; người dân chưa kiểm soát được nguồn lửa trong trình sản xuất, canh tác ở khu ven rừng.
Trong đó, tiêm 7.506 liều vắc xin lở mồm long móng và tụ huyết trùng cho trâu, bò; 5.380 liều vắc xin dịch tả lợn và 25.000 liều vắc xin Niucatson gà. Phun thuốc khử trùng tiêu độc phòng chống cúm H5N1 và H7N9 được 313.200 m2 tại 113 xóm.