Các biện pháp xử lý rận biển mang lại lợi nhuận cao nhất là gì?
Nghiên cứu về các biện pháp quản lý rận biển được sử dụng tại các trang trại cá hồi Scotland đã phát hiện ra rằng việc sử dụng các biện pháp xử lý trong thức ăn chăn nuôi và tấm chắn rận là biện pháp mang lại lợi nhuận cao nhất.
Biện pháp xử lý trong thức ăn chăn nuôi và tấm chắn rận được đứng đầu cuộc bình chọn, trong khi đó biện pháp xử lý bằng hydrogen peroxide được coi là biện pháp kém hiệu quả về mặt chi phí nhất. Ảnh: SRUC
Nghiên cứu do Chính phủ Scotland tài trợ được dẫn dắt bởi Trường Cao đẳng Nông thôn Scotland (SRUC) cùng với Viện Thú y Na Uy ở Oslo và Đại học Strathclyde.
Mục đích của dự án là thu thập thông tin về các biện pháp quản lý rận biển được sử dụng tại các trang trại cá hồi Scotland và so sánh hiệu quả chi phí tương đối của các biện pháp này từ cả quan điểm về mặt kinh tế và môi trường riêng biệt.
Rận cá hồi Lepeophtheirus salmonis là loài ký sinh chủ yếu đối với cá hồi Đại Tây Dương, gây ra thiệt hại hàng triệu pound thịt cá hồi thương phẩm đối với ngành chăn nuôi cá hồi trên toàn cầu; làm giảm phúc lợi cá hồi và giảm năng suất ở cấp trang trại do hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi thấp hoặc giảm tốc độ tăng trưởng.
Kiểm soát rận biển bao gồm các chi phí kinh tế và môi trường (ở những chổ có thể đo lường được) cũng như những chi phí khó quy ra tiền hơn, chẳng hạn như những chi phí có liên quan đến phúc lợi cá và nhận thức của cộng đồng.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các cuộc phỏng vấn và hội thảo chuyên sâu cùng với các bên liên quan nhằm đánh giá lợi nhuận tương đối của các biện pháp quản lý rận biển và tác động của chúng đối với hiệu quả kinh tế của ngành cá hồi nuôi ở Scotland.
Những phát hiện định lượng của nghiên cứu chỉ ra rằng biện pháp xử lý trong thức ăn chăn nuôi và sử dụng tấm chắn rận trong thời gian dài (những tấm vật liệu gắn xung quanh phần trên cùng của lồng cá hồi nhằm ngăn rận biển xâm nhập) có lợi nhuận tương đối cao nhất.
Những phát hiện định tính dựa trên nhận thức của các bên liên quan cho thấy tác động tương đối thấp của tấm chắn rận đối với môi trường và đối với phúc lợi của cá cũng chuyển thành thông điệp tích cực ở đầu bán lẻ của chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, tấm chắn rận được cho là làm giảm lưu lượng oxy và có thể có tác động bất lợi đối với cá bị tổn thương chức năng hô hấp, có nghĩa là hiệu quả của những tấm chắn rận có thể thấp.
Cá dọn vệ sinh, nước ngọt, các biện pháp loại bỏ vật lý và thuốc thú y được cấp phép là một trong những biện pháp mang lại lợi nhuận thứ hai, nhưng những biện pháp này có những tác động làm xáo trộn và đôi khi đối nghịch với môi trường, sức khỏe và phúc lợi.
Việc sử dụng hydrogen peroxide (trong cả biện pháp xử lý bằng tàu đánh cá có trang thiết bị nhà ở và tắm trong tấm bạt) là những biện pháp kém hiệu quả về mặt chi phí nhất và dựa trên những ý kiến của các bên liên quan thì biện pháp này được công chúng coi là ít tích cực hơn trong các khía cạnh phúc lợi cá và môi trường cũng như những tác động có liên quan đến sức khỏe con người.
Trưởng nhóm nghiên cứu Luiza Toma cho biết: “Các phát hiện cho thấy sự phức tạp của việc kiểm soát rận biển không chỉ ở trang trại mà còn ở mức độ xa hơn nữa và nhu cầu giải quyết những vấn đề đó là một thách thức toàn diện.
“Nhằm tạo ra một bảng xếp hạng theo định hướng định lượng thì bài nghiên cứu đã so sánh các biện pháp riêng lẻ. Tuy nhiên, không có biện pháp riêng lẻ nào đạt được mức mong muốn rằng không còn hoặc còn số lượng rận biển rất thấp trong một chu kỳ sản xuất.
“Vì lý do này, các nhà quản lý trang trại có thể và sử dụng nhiều phương pháp có sẵn cho họ, có thể bao gồm cả những phương pháp được xếp hạng tổng thể thấp hơn, nếu cần thiết để xây dựng chiến lược quản lý rận biển tối ưu.”
Bà nói thêm rằng với dữ liệu sơ cấp bổ sung, phân tích có thể được cải thiện để bao gồm sự tích hợp phương pháp luận của mô hình kinh tế, sinh học và dịch tễ học.
Related news
Các nhà khoa học ở Ấn Độ đã phát triển một sản phẩm có nguồn gốc từ lợi khuẩn nhằm giúp kiểm soát các bệnh do vi khuẩn gây ra trong trại sản xuất tôm giống.
Một nhà nghiên cứu (người mà các cuộc thử nghiệm của ông cho thấy rằng việc cắt bỏ cuống mắt ở tôm không những không cần thiết mà còn có khả năng phản tác dụng)
Một sáng kiến mới trị giá 8 triệu euro của EU tập trung vào việc tăng giá trị và tính bền vững cho ngành sản xuất nuôi trồng thủy sản đa nhiệt đới (IMTA)