Động cơ thúc đẩy hòa nhập nuôi trồng thủy sản đa nhiệt đới trị giá 8 triệu euro
Một sáng kiến mới trị giá 8 triệu euro của EU tập trung vào việc tăng giá trị và tính bền vững cho ngành sản xuất nuôi trồng thủy sản đa nhiệt đới (IMTA) tổng hợp ở các khu vực Đại Tây Dương đã được cho ra mắt vào tuần này.
Dự án ASTRAL nhằm mục đích thúc đẩy IMTA © Marine Institute, Ireland; Cục Môi trường, Lâm nghiệp và Thủy sản (DEFF), Nam Phi; SkyPixels, Riaan Huysamen.
Được gọi là ASTRAL (Tất cả các ngành nuôi trồng thủy sản bền vững, có lợi và có khả năng phục hồi ở Đại Tây Dương), đây là một dự án HORIZON 2020 mà gần đây đã được tài trợ trong chương trình Blue Growth. Dự án đang được dẫn dắt bởi trung tâm nghiên cứu Na Uy (NORCE).
Theo bản tin phát hành của NORCE thì dự án này được thành lập là để góp phần thực hiện Tờ cam kết Belém (một thỏa thuận được ký kết bởi Liên Minh Châu Âu EU, Brazil và Nam Phi nhằm phát triển quan hệ đối tác chiến lược về nghiên cứu biển) và dự án sẽ tham gia xây dựng Cộng đồng tất cả các quốc gia trong khu vực bờ biển Đại Tây Dương.
Dự án đang được thực hiện bởi một tập đoàn bao gồm các đối tác từ Na Uy, Scotland, Ireland, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nigeria, Nam Phi, Argentina và Brazil.
Theo NORCE thì mục tiêu chính của dự án là phát triển các chuỗi giá trị mới, có khả năng phục hồi và sinh lợi nhuận cho sản xuất IMTA (các hệ thống mà trong đó nhiều loài thủy sản từ các mức độ nhiệt đới khác nhau được nuôi cùng nhau). Chất thải từ một loài được sử dụng làm các nguyên liệu đầu vào (phân bón và thức ăn) cho những loài khác.
Những mục tiêu khác bao gồm đẩy mạnh tính tuần hoàn của hệ thống và đạt được hệ thống nuôi trồng thủy sản không xả thải, cũng như tạo ra các mô hình kinh doanh phù hợp nhằm gia tăng lợi nhuận.
Máy cảm biến sinh học, phân tích dữ liệu Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI)
Các rủi ro tiềm ẩn về khí hậu và các chất ô nhiễm mới nổi (vi nhựa, bùng nổ rong tảo có hại, các mầm bệnh) sẽ được đánh giá cùng với sự phát triển của sự đổi mới công nghệ (máy cảm biến và máy cảm biến sinh học cụ thể, phân tích dữ liệu IoT và AI), với mục đích cuối cùng là đưa ra các khuyến nghị giám sát dành cho các nhà hoạch định chính sách.
Chia sẻ kiến thức và phát triển năng lực là một trong những ưu tiên của ASTRAL nhằm xây dựng một hệ sinh thái cộng tác dọc theo bờ biển Đại Tây Dương cùng với các đối tác công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, đại diện xã hội và các bên liên quan khác.
Một nhóm đa ngành
Tổ hợp ASTRAL bao gồm một nhóm chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau (bao gồm sinh học biển, quản lý môi trường, kinh tế, quản trị kinh doanh và kỹ thuật máy tính) cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các bên liên quan khác từ một số quốc gia dọc theo bờ biển Đại Tây Dương.
Tổ hợp bao gồm những đại diện từ các tổ chức nghiên cứu và công nghệ (NORCE, LEITAT, SAMS CSIR, CONICET, Marine Institute, NIOMR), các trường đại học (Đại học Liên bang Rio Grande, Đại học Cape Town), các doanh nghiệp vừa và nhỏ (BioceanOR, EGM, Crowdhelix, M&O Partners, Viking Aquaculture), một cụm công nghiệp (PoleMer Bretagne Atlantique) và một tổ chức liên chính phủ (AIR Centre).
“Trong tổ hợp ASTRAL, chúng tôi có cơ sở tốt nhất có thể để hoàn thành mục tiêu chính của dự án, cho cả khu vực phía bắc và phía nam: làm cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản bền vững hơn, tăng tính tuần hoàn, tăng khả năng phục hồi và tăng lợi nhuận,” Elisa Ravagnan - điều phối viên của dự án tại NORCE cho biết.
“Chúng tôi rất hào hứng khi bắt tay vào dự án này. Chúng tôi rất mong đợi được hợp tác với các bên liên quan từ cả hai bờ Đại Tây Dương, cũng như được hợp tác với tất cả các dự án được tài trợ trong cùng một chương trình để cùng nhau xây dựng các giải pháp tốt nhất dành cho nuôi trồng thủy sản bền vững ở Đại Tây Dương,” Ravagnan nói thêm.
Related news
Một hệ thống nuôi trồng thủy sản mới được thiết kế nhằm cho phép người nông dân đồng nhất hóa lên tới 150,000 con cá trong một lồng nuôi riêng lẻ
Các nhà khoa học ở Ấn Độ đã phát triển một sản phẩm có nguồn gốc từ lợi khuẩn nhằm giúp kiểm soát các bệnh do vi khuẩn gây ra trong trại sản xuất tôm giống.
Một nhà nghiên cứu (người mà các cuộc thử nghiệm của ông cho thấy rằng việc cắt bỏ cuống mắt ở tôm không những không cần thiết mà còn có khả năng phản tác dụng)