Các Bệnh Hay Gặp Trên Cây Cà Chua Và Cách Khắc Phục

Thông thường khi trời lạnh, sương giá xuất hiện làm cho cà chua xanh bị rụng. Đây là hiện tượng bệnh rất phổ biến vào mùa đông của cây cà chua ...
1. Cách khắc phục cà chua xanh bị rụng khi sương giá?
Thông thường khi trời lạnh, sương giá xuất hiện làm cho cà chua xanh bị rụng. Đây là hiện tượng rất phổ biến và để khắc phục, trước khi trời lạnh nên dùng nilon phủ cho cà chua từ chiều hôm trước đến buổi sáng hôm sau khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên.
2. Hiện tượng chấm đen lớn ở rốn cà chua?
Chấm đen lớn ở rốn cà chua (BER) là hiện tượng gây nên bởi tình trạng cà chua thiếu canxi. Thông thường canxi đều có trong đất nhưng cây trồng đôi khi không hấp thụ được qua rễ là do đất quá khô, quá xấu hoặc do thiếu nước làm cho rễ không thể hấp thụ được nguồn dưỡng chất này.
Để khắc phục, trước tiên phải tiến hành thử nghiệm đất để kiểm tra hàm lượng canxi, bổ sung vôi cho thích hợp, nhưng quan trọng nhất vẫn là duy trì hàm lượng độ ẩm vừa phải. Thông thường, khi thiếu nước sẽ làm tăng stress dẫn đến mắc bệnh BER. Để giữ nước cho đất nên bổ sung rơm rạ, lá cây, độ xốp nhằm hạn chế bốc hơi.
3. Buổi sáng cà chua xanh tốt, buổi chiều trở nên héo?
Có hai loại nấm có thể làm cho cà chua héo đó là Fusarium và Verticillium. Khi mua giống dạng hạt hay cây con cần chú ý đến tên gọi của cà chua. Ví dụ như VFN có nghĩa cà chua kháng lại 2 loại nấm này. Nguyên nhân khác gây ra được người ta gọi là héo óc chó (walnut wilt) có nghĩa là rễ cây óc chó tiết ra những chất rất độc làm cho cây trồng bị tăng stress và héo vì vậy nên trồng cà chua ở những nơi không có loại cây trên bên cạnh.
4. Hiện tượng sém lá trong tháng 5 và 6
Đây là hiện tượng thường gặp vào những tháng mùa hè, thủ phạm là do nấm septoria gây ra, nhất là trong thời gian mưa nhiều.
5. Quả đẹp mã nhưng sau khi thu hoạch có tình trạng nũng, thối
Hiện tượng nũng, thối kiểu vòng tròn được chuyên môn gọi là bệnh thán thư (anthracnose), do nấm gây ra. Mặc dù loại nấm gây bệnh này thường thấy ở những quả xanh nhưng cũng thường gặp ở quả chín, nhất là khi để trực tiếp dưới đất, hoặc để quá lâu trong môi trường ẩm ướt. Sau khi thu hoạch nên để nơi khô ráo, thoáng khí và không nên bảo quản quá lâu.
6. Một số nguyên tắc về phòng ngừa sâu bệnh cho cà chua
- Trước tiên nên chọn mua giống cà chua khỏe, chịu sâu bệnh, không nên mua giống không rõ nguồn gốc dễ mắc bệnh nấm lá, bệnh héo.
- Không nên trồng cà chua liên tục trên một chân ruộng, nên thâm canh tăng vụ, luân chuyển vụ cây trồng.
- Nên dùng rơm rạ, trấu, lá cây, ni lông che kín gốc để giữ ẩm và hạn chế sâu bệnh, động vật vào phá gốc.
- Một khi thân cây xuất hiện nấm thì nên dùng thuốc diệt nấm để tránh lây sang quả và những cây trồng bên cạnh
Related news

Cà chua là loại quả không thể gọt bỏ vỏ như một số rau ăn quả khác. Nên khi phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà chua phải rất ít hoặc không cần sử dụng hóa chất

Cây cà chua trồng theo tiêu chuẩn VietGAP chiếm đa số. Đây là hiệu quả từ việc thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động

Mạnh dạn đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào canh tác, biến “tấc đất” thành “tấc vàng”, bước đầu mang lại thu nhập cao từ mô hình trồng cây cà chua VietGap

Từ việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng cà chua ghép trên gốc cà tím theo quy trình VietGAP, đã có thu nhập cao gấp nhiều lần

Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình trồng cà chua bi xuất khẩu theo hướng VietGap tại xã Mai Sơn, h