Cá tra sang thị trường Trung Quốc tiềm năng và rủi ro
Nhu cầu NK thủy sản của Trung Quốc tăng rất mạnh, tuy nhiên, các loại cá biển, cá tuyết NK chủ yếu từ Nga đang giành hết thị hiếu tại thị trường này.
3 tháng đầu năm 2015, Việt Nam là nguồn cung cá tra số 1 và duy nhất cho thị trường Trung Quốc. Giá trị NK cá tra của nước này cũng tăng mạnh hơn 50% so với QI/2014. Trong thời gian tới, còn rất nhiều cơ hội cho DN XK cá tra tại thị trường này. Tuy nhiên, đây chỉ là thị trường tiềm năng “thay thế” cho một số thị trường NK lớn đang bị chững, nhiều DN XK đánh giá, đây không phải là thị trường XK bền vững trong tương lai.
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc đã có tính tập trung cao hơn, chủ yếu ở 11 tỉnh trọng điểm gồm Giang Tây, Quảng Tây, Hồ Bắc, Liêu Ninh, Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Sơn Đông, An Huy và Hồ Nam, chiếm 90% sản lượng thủy sản nuôi. Các tỉnh này thường nằm dọc theo các sông ở phía đông hoặc các khu vực ven biển với các loài thủy đặc sản độc đáo. Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng cá nước ngọt, giá rẻ chỉ đáp ứng được ở các tỉnh, thành phố nhỏ. Nhu cầu thủy sản tại nước này rất lớn, trong đó có sản phẩm cá tra.
Có thể nói, 3 nguyên nhân dưới đây khiến XK cá tra Việt Nam sang Trung Quốc hai quý đầu năm 2015 tăng mạnh đó là: Một là, XK khó khăn tại các thị trường NK lớn như: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico, Brazil buộc các DN chuyển hướng sang thị trường tiềm năng mới và lớn là Trung Quốc. Hai là, nhu cầu tiêu thụ cá tra của Trung Quốc và DN Trung Quốc NK để SX và XK cá tra sang thị trường Mỹ tăng. Ba là, để phát triển bền vững ngành thủy sản trong nước, trong đó có khai thác biển, Chính phủ Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách, mới nhất là gói tín dụng trị giá 20 tỷ NDT. Ngoài ra, một số chính sách khác cũng nhằm khuyến khích các DN NK. Đó là điều kiện thuận lợi cho các DN nước này đẩy mạnh gia tăng NK.
Mặc dù, đây là một thị trường XK tiềm năng cho cá tra Việt Nam, tuy nhiên, hiện nay, hoạt động giao thương lại đang tấp nập qua con đường tiểu ngạch. Chỉ hơn 10% sản phẩm NK được đưa vào các nhà hàng, phần lớn là tiêu thụ nội địa và dùng với mục đích khác. Do đó, yêu cầu về chất lượng không được quá coi trọng tại thị trường này. Đây cũng là điểm rủi ro, thách thức và báo động về XK cá tra nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung sang thị trường này.
Vừa tiềm ẩn rủi ro về giá, hình thức thanh toán, yêu cầu chất lượng… đây là thị trường không ổn định nhưng có thể là thị trường thay thế tiềm năng trong khi phần lớn các thị trường lớn đang gặp khó.
Related news
Đội QLTT số 15 phối hợp cùng Đội 6, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm, Công an TP.Hà Nội, Công an quận Hoàng Mai vừa kiểm tra cơ sở kinh doanh thủy sản ở phường Tương Mai quận Hoàng Mai, do Nguyễn Văn Cửu (trú tại xã Nga Liêm, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) làm chủ. Tại đây, có 4 nhân viên đang bơm bột Agar vào thân tôm sú đông lạnh, nhằm tăng trọng lượng, làm tươi, cứng và đẹp tôm.
Với sự chỉ đạo kỳ quyết và bằng các giải pháp phù hợp của chính quyền, các ngành chức năng, sự quyết tâm của doanh nghiệp, nông dân, ngư dân… đã làm nên con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản toàn tỉnh Cà Mau trong năm 2014. Điều đó tiếp tục khẳng định ngành kinh tế thuỷ sản ở Cà Mau còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh hơn. Gần 1,3 tỷ USD là giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay của ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến, xuất khẩu thuỷ sản ở Cà Mau.
Mùa biển mới năm 2015, TP Tuy Hòa (Phú Yên) có hơn 140 tàu câu cá ngừ đại dương đang hoạt động trên biển. Một số tàu về bến với sản lượng cao, ngư dân phấn khởi vì chi phí chuyến biển thấp hơn trước đây nhờ giá dầu giảm, việc khai thác gặp nhiều thuận lợi.
Trong quá trình sản xuất, phần lớn nông dân huyện Phú Tân nuôi xen canh tôm với cua, cá các loại. Phổ biến là nuôi tôm quảng canh cải tiến, quảng canh truyền thống kết hợp với nuôi cua. Hiện nay, bà con đang vào thời điểm thu hoạch cua. Giá cua gạch hiện ở mức hơn 400.000 đồng/kg, cua thịt các loại từ 100.000 đến 180.000 đồng/kg.
Trong một lần tình cờ xem chương trình “Bạn nhà nông” giới thiệu mô hình nuôi ếch khá hiệu quả của một doanh nghiệp ở Hà Tĩnh, ông Phương đã tìm đến học một số kỹ thuật nuôi cơ bản. Sau đó, ông đặt mua 2.000 con ếch giống Thái Lan về nuôi thử nghiệm trong 5 ao (16m2/ao).