Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá, tôm, hàu trên sông Chà Và tiếp tục chết

Cá, tôm, hàu trên sông Chà Và tiếp tục chết
Publish date: Thursday. September 24th, 2015

Sau khi nhận được thông tin cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và tiếp tục chết, Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh ghi nhận tình hình thực tế này.

Theo các hộ nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và, tình trạng cá chết vẫn diễn ra liên tục từ sau lần cá chết hàng loạt (ngày 6/9) đến nay. 

Tuy nhiên, trong 3 ngày gần đây (ngày 20, 21 và 22/9) cá ở các lồng nuôi thuộc tiểu khu 4A chết nhiều hơn. Nhiều nhất là 2 hộ nuôi cá lồng bè của Đài Loan. 

Tại thời điểm chúng tôi đến, ở hai bè nuôi này vẫn còn 2 thùng cá bớp loại khoảng 300gr đã chết vừa được vớt lên. Tuy nhiên, chủ bè nuôi này không tiết lộ thông tin gì thêm về thiệt hại từ vụ cá chết này. 

Qua quan sát, chúng tôi thấy, nhiều lồng nuôi đang được chạy oxy cho cá thở; hàng ngàn con cá bớp loại nuôi tầm 2 tháng trong lồng bè đã có dấu hiệu đốm đầu, bong da… Theo những người nuôi cá lồng bè lâu năm, với dấu hiệu này loại cá bớp khó có khả năng sống quá 24 tiếng đồng hồ.

Chị Nguyễn Thị Huệ, chủ một lồng nuôi cá cũng thuộc tiểu khu 4 cho hay, từ hôm 6/9 đến nay, bè của chị đã chết hơn 1.000 con cá bớp loại lớn; 3.000 con cá bớp mới nuôi được 1,5 tháng và 2.000 con cá bớp đã nuôi được 4 tháng.

Theo phản ánh của những hộ nuôi thủy sản lồng bè, cá ở nhiều lồng bè vẫn tiếp tục chết nhưng nhiều hộ giấu thông tin do sợ bị siết nợ hoặc bị thương lái ép giá… 

Theo chỉ dẫn của những hộ nuôi, chúng tôi đi dọc theo sông Chà Và thì phát hiện rất nhiều cá chết được người dân đổ đống ở ven bờ sông; một số khác đã được chôn hoặc bán cho các nhà máy xử lý bột cá. 

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường, việc các hộ nuôi có cá chết đổ cá ở ven bờ sông sẽ làm cho môi trường sông Chà Và sẽ tiếp tục bị ô nhiễm.

Cũng theo khảo sát của chúng tôi, không những cá chết, những hộ nuôi tôm, cua, hào trên sông Chà Và cũng bị thiệt hại nặng. Anh Hồ Thanh Hùng (tiểu khu 4B) cho hay, trước đây, anh nuôi khoảng 5.500 con tôm hùm và tôm kẹt. Nhưng sau lần ô nhiễm nguồn nước từ hôm 6/9 đến nay, ngày nào tôm của anh cũng chết, ngày ít thì 20-30 con; ngày nhiều vài trăm con. 

Đến nay chỉ còn 200 con tôm hùm và khoảng 2.000 con tôm kẹt. Ngoài tôm, anh Hùng còn nuôi 500 con cá mú và 300 con cua nhưng cá mú bị chết nay trong bè còn khoảng vài chục con; cua chết gần hết. 

Anh Hùng nói: “Tổng thiệt hại của tôi từ hôm đó đến nay khoảng 500-600 triệu. Nhưng năm nào cá, tôm trên sông Chà Và cũng có đợt chết, báo cáo các cơ quan chức năng mãi mà không giải quyết được nên nản rồi.”

Anh Huỳnh Thanh Minh, nuôi hào ở vùng nuôi số 5 cũng bị ảnh hưởng năng suất từ sau hôm 6/9 đến nay. “Trước đây, 1 rổ hào thương phẩm Thái Bình Dương tôi thu hoạch được 20 con thì từ hôm đến giờ, một rổ số hào chết hết phân nửa,” anh Minh cho biết.

Đến thời điểm này, các cơ quan chức năng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn đang tiến hành thanh tra các cơ sở chế biến hải sản khu vực xã Tân Hải (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) để tìm ra nguyên nhân làm cho cá chết hàng loạt trên sông Chà Và hôm 6/9 vừa qua.


Related news

Sẽ Trồng Mới 1.500 Ha Ca Cao Ở Bến Tre Sẽ Trồng Mới 1.500 Ha Ca Cao Ở Bến Tre

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong năm 2012, toàn tỉnh sẽ trồng mới 1.500 ha cây ca cao, diện tích đăng ký phân bổ tại các huyện: Giồng Trôm 450 ha, Bình Đại 50 ha, Mỏ Cày Nam 300 ha, Thạnh Phú 50 ha, Mỏ Cày Bắc 300 ha, Ba Tri 50 ha, Châu Thành 250 ha, Chợ Lách 20 ha và thành phố Bến Tre 30 ha. Trong năm 2011, toàn tỉnh đã trồng được 2.197 ha, đạt 80% so kế hoạch năm, nâng tổng diện tích ca cao trong tỉnh đến nay đạt trên 9.000 ha.

Sunday. May 27th, 2012
Dạy Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Ở An Giang Dạy Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Ở An Giang

Đó là một trong những nội dung được nhiều xã, phường, thị trấn đặc biệt quan tâm và phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trung tâm Giống thủy sản, Hội Nông dân… tổ chức các lớp dạy nghề nuôi ếch, lươn, cá lóc… nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, giúp nâng cao thu nhập kinh tế gia đình của các hộ nông dân.

Monday. May 28th, 2012
Tìm Giải Pháp Quản Lý Dinh Dưỡng Cây Trồng Tìm Giải Pháp Quản Lý Dinh Dưỡng Cây Trồng

Với lợi thế về đất đai, khí hậu, ĐBSCL là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất nước ta. Tuy nhiên, trong những năm qua, do kiến thức còn hạn chế nên hầu hết bà con nông dân sử dụng dinh dưởng cho cây trồng chưa hợp lý nên dẫn đến năng suất chất lượng cây trồng chưa cao

Saturday. July 2nd, 2011
Hai Cty Phân Bón Lừa Nông Dân Hai Cty Phân Bón Lừa Nông Dân

Tại các huyện Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò và TX Sa Đéc (Đồng Tháp), nông dân đang bức xúc bởi chiêu lừa của hai Cty chuyên SX phân bón N-P-K kém chất lượng đó là Cty TNHH Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (APA) và Cty TNHH SX TMDV Hóa Nông.

Tuesday. February 28th, 2012
Dự Báo Dịch Bệnh, Tại Sao Không? Dự Báo Dịch Bệnh, Tại Sao Không?

Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường gặp những hoạt động dự báo bão, dự báo động đất, sóng thần… ngày nay các nước trên thế giới còn dự báo cả khả năng bùng phát dịch bệnh ở từng vùng. Đối với ngành Thú y nước ta, “Dự báo dịch bệnh” vẫn là khái niệm mới.

Thursday. March 1st, 2012