Cá ngon ở sông Kỳ Lộ
Cá mương trên sông Kỳ Lộ thường được người quanh vùng đánh bắt ở các khu vực thác Rọ Heo, thác Dài, thác Lỗ Cá, vực Ông, vực Lò. Ông Hồ Văn Hải, một người dân ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân) chuyên thả lưới bắt cá mương trên thác Lỗ Cá, vực Lò, cho biết: Tôi thường thả lưới bắt cá mương vào đầu hôm (sẩm tối) và mờ sáng, lúc đó cá mương đi ăn. Thời gian còn lại, tôi ngâm lưới dưới sông ngày này qua ngày khác cũng không bắt được con cá nào, vì thời gian đó cá ẩn nấp trong hang đá, lùm cây ven sông. Cá mương sông Kỳ Lộ thịt dai, béo, đem nướng lửa than hoặc chiên giòn rất ngon.
Còn cá sốc, cá diếc thường sống ở thác nước chảy. Dọc theo đầu nguồn sông Kỳ Lộ có 2 loại cá sốc, đó là cá sốc thường và cá sốc hà nhao (tên gọi của địa phương). Đoạn sông Kỳ Lộ chảy qua xã Phú Mỡ, Xuân Quang 1 có cá sốc hà nhao, một loại cá nhỏ, con nào to lắm chỉ bằng 3 ngón tay. Cá sốc thường thân tròn, toàn thân vảy trắng; còn cá sốc hà nhao thân dài, lưng đen.
Cá diếc con nào to hết cỡ bằng bàn tay. Hai loại cá sốc, cá diếc này mình xương nhưng ngọt nước, hợp với món nấu mẳn, nếu đem kho già lửa một tí thì thịt cá thơm ngon, có vị béo. Bà Nguyễn Thị Thọ, một người bán cá ở chợ Đồng Tranh, xã Xuân Quang 2, cho hay: Cá sốc, cá diếc hiếm có nên mỗi khi thả lưới bắt được đem chợ bán, nhiều người mua lắm. Loại cá này sống ở đầu nguồn sông Kỳ Lộ, thịt thơm ngon không phải như cá nuôi trong ao hồ nước đọng hôi rong.
Đối với cá lúi, con nào to lắm cũng chỉ bằng 2 ngón tay, tuy nhiên chỉ cần mua chén cá lúi nấu với lá dang, nêm vài hạt muối không cần gia vị cũng đã ngọt “lủng nồi”. Tại các chợ thị trấn La Hai, Phước Lộc (Xuân Quang 3), cá sốc, cá diếc được bán 200.000 đồng/kg, còn cá mương, cá lúi thì cũng đã 120.000 đồng/kg.
Related news
PGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa và các cộng sự Trường đại học khoa học tự nhiên đã nghiên cứu sản xuất thành công (dưới dạng vaccin và thử nghiệm ở quy mô pilot) chế phẩm probiotic bào tử Bacillus subtilis biểu hiện kháng nguyên của virus gây bệnh đốm trắng ở tôm (tôm sú và tôm thẻ chân trắng).
Phát huy tiềm năng lợi thế mặt nước vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, những năm gần đây, mô hình nuôi cá lồng được triển khai, tạo thêm sự đa dạng trong phát triển thủy sản tại tỉnh ta. Trong đó mô hình nuôi cá bỗng - loại cá bản địa quý hiếm có trọng lượng lớn, thịt thơm ngon, thị trường ưa chuộng được triển khai tại xã Chiềng Ơn (Quỳnh Nhai) bước đầu đem lại hiệu quả.
Trong những ngày qua, ngư dân vùng biển bãi ngang xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình rất phấn khởi vì được mùa cá trích. Sau mỗi chuyến ra khơi, nhiều ngư dân thu về nhiều tấn cá trích, thu nhập hàng chục triệu đồng.