Cá Lồng Bè Lại Chết Hàng Loạt Ở Long Sơn

Trưa 9-9, hàng chục lồng nuôi cá bớp trên sông Chà Và, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu của bà con ngư dân đã chết hàng loạt.
Theo thống kê ban đầu, có 5 hộ nuôi cá bị thiệt hại gần như toàn bộ, với mỗi hộ từ 5 đến 7 lồng.
Anh Đoàn Văn Tâm có 5 lồng nuôi khoảng 2.500 con cá bớp và 3.000 con cá chim. Anh cho biết lứa cá bớp này đã nuôi được 5 tháng, giáp tết sẽ xuất bán nhưng hôm nay đã tiêu tan hết, thiệt hại khoảng 700 - 800 triệu đồng.
Cùng chung số phận với bè cá của anh Tâm là 7 lồng cá của ông Lê Văn Cường, 6 lồng cá của chị Nguyễn Thị Thanh Thúy và anh Đoàn Công Minh, Nguyễn Trọng Nghĩa mỗi người có 5 lồng.
Các hộ nuôi cá khẳng định, nguyên nhân cá chết là do nguồn nước sông Chà Và bị ô nhiễm nặng bởi việc xả thải của các nhà máy. Anh Tâm cho hay, vào buổi sáng, bất ngờ có con nước mang mùi hôi nặng trôi xuống. Gần như ngay lập tức, cá trong bè nổi lên ngáp và đồng loạt chết.
Sau khi cá chết, những hộ dân trên đã tức tốc vớt cá lên và đem bán tháo với giá rẻ cho thương lái. UBND xã Long Sơn và Chi cục nuôi trồng thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu đã ghi nhận hiện trường và lấy mẫu nước để xét nghiệm.
Theo ông Phạm Văn Toàn, cán bộ ngư nghiệp xã Long Sơn, năm nào ở đây cũng có cá chết, hàu chết do nguồn nước ô nhiễm.
Lần cá chết gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho người dân Long Sơn gần đây nhất mới xảy ra đầu tháng 6-2012 tại khu vực nuôi cá lồng bè sông Rạng.
Related news

Cây chôm chôm trồng được nhiều nơi ở miền Nam nhưng có lẽ không nơi đâu cho trái to đẹp, chất lượng ngon ngọt bằng chôm chôm trên đất cù lao Tân Phong (xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Thương hiệu “chôm chôm Tân Phong” chiếm trọn niềm tin của khách hàng phía Nam nhiều năm nay bởi chất lượng vượt trội.

Trong 8 tháng đầu năm 2014, có 40 loại trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu đến thị trường 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt hơn 1,3 triệu tấn, trong đó thanh long đạt hơn 697.000 tấn, dưa hấu gần 300.000 tấn, nhãn hơn 100.000 tấn, vải hơn 70.000 tấn, chôm chôm 600.000 tấn…

Các tổ hợp lúa lai F1 thế hệ mới tích hợp nhiều gene quý có tiềm năng cho năng suất cao, khả năng thích ứng rộng, kháng bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, có chất lượng cao hơn và có hương thơm… Đây chính là niềm tự hào của lúa lai Việt Nam.

Báo cáo của UBND huyện Điện Biên Đông cho thấy, tính đến đầu tháng 10, các chỉ số về phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện đều đạt khá; đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đó là cơ sở để chúng ta tin việc thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 42% vào cuối năm 2014 sẽ thành hiện thực.

Từ năm 2013 đến nay, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh đã tổ chức 83 lớp tập huấn, hội thảo phổ biến quy trình KHKT cho người dân, như: quy trình gieo cấy lúa bằng công cụ sạ hàng; gieo trồng các giống ngô, đậu tương chất lượng cao; nuôi lợn an toàn sinh học, gà thịt... cho trên 2.500 lượt người tham gia.