Cá đồng xuất hiện dày đặc, lượng cá đồng xuất hiện dày đặc, đánh bắt cá đồng
Giải đáp nhiều vướng mắc
Nghề trồng hoa đang mang lại thu nhập cao cho người dân một số xã của huyện Mê Linh (Hà Nội).
Hội thảo lần này cần thiết và kịp thời đối với bà con vùng trồng hoa truyền thống như chúng tôi.
Mong các địa phương phối hợp tổ chức hội thảo nhiều hơn nữa để cung cấp kiến thức cho bà con sản xuất hiệu quả, bền vững để làm giàu”.
Tham dự hội thảo, ngoài các chuyện gia, nhà khoa học đầu ngành về nông nghiệp còn có sự tham gia của hàng trăm ND huyện Mê Linh cùng với các doanh nghiệp…
Xung quanh chủ đề về trồng trọt, bảo vệ thực vật và các chính sách phát triển nông nghiệp, gần 80 câu hỏi đã được các đại biểu tham dự hội thảo gửi đến ban tổ chức.
Các chuyên gia đã tư vấn và giải đáp nhiệt tình, tỉ mỉ cho bà con ND những kiến thức về trồng và phòng – chữa bệnh cho các loại cây hoa (hồng, cúc, ly), các loại cây ăn quả, rau màu cũng như giải thích rõ hơn về cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hợp tác xã; về thị trường tiêu thụ và cách bảo quản nông sản…
Chị Nguyễn Thị Bích Hồng (ở thôn Liễu Trì, xã Mê Linh), hỏi: “Vào mùa hè, hoa hồng thường bị nhiều sâu bệnh hại, sinh trưởng phát triển kém.
Xin cho biết hiện nay có thể ứng dụng biện pháp khoa học gì để cải thiện được các vấn đề trên?”.
Trả lời câu hỏi của chị Hồng, PGS-TS Đặng Văn Đông – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả cho biết: “Đúng là những năm trước đây, Mê Linh rất phát triển về cây hoa hồng, không chỉ phục vụ nhu cầu các tỉnh miền Bắc mà cả các vùng trong cả nước.
Cứ vào mùa đông, hoa rất đẹp, nhưng khi vào mùa hè cây sinh trưởng phát triển kém nên chất lượng hoa cũng giảm sút.
Nguyên nhân là do bộ giống hoa hồng chỉ phù hợp với khí hậu ôn đới, lạnh chứ không phù hợp với khí hậu nóng ở vùng chúng ta.
Cho nên vào mùa hè ở Mê Linh nói riêng và đồng bằng sông Hồng nói chung, trồng hoa hồng hết sức vất vả, khó khăn.
Ông Đông cho rằng, khí hậu nóng lên, đất bị chai, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều, cộng thêm việc trồng đi trồng lại một loại cây lâu dần sẽ bị thoái hóa.
Đó là nguyên nhân làm hoa hồng có chất lượng kém.
Biện pháp đầu tiên là bà con cần thay đổi cơ cấu cây trồng, chỉ nên giữ lại một số diện tích cây hoa hồng nhất định.
Còn lại chuyển đổi sang cơ cấu cây trồng khác phù hợp với điều kiện nhiệt độ, khí hậu..., tức là cần có sự luân canh cây trồng.
Một biện pháp rất quan trọng nữa đó là cần đổi mới giống và công nghệ.
Ông Đông cho biết thêm, trong điều kiện thời tiết mùa hè nhiệt độ cao, mưa nắng thất thường là cơ hội cho sâu bệnh phát triển mạnh.
Vì vậy, chỉ sử dụng biện pháp phun thuốc truyền thống thì sâu bệnh vẫn phát triển.
Chính vì thế, phải sử dụng các biện pháp khác là: Biện pháp canh tác, biện pháp sử dụng giống, sử dụng kỹ thuật mới sao cho phù hợp.
“Hiện nay chúng tôi đã nghiên cứu ra giống hồng chịu nhiệt trồng trong chậu, thời gian ngắn ngày phù hợp với khí hậu, nhiệt độ ở ta hơn.
Vậy thì bà con có thể lựa chọn mô hình này để áp dụng trồng ở các xã trên địa bàn huyện mình” – ông Đông gợi mở.
Chú trọng sản xuất an toàn
Cũng tại hội thảo, nhiều câu hỏi về vấn đề giúp ND sản xuất an toàn được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Ông Nguyễn Nhân Thường (ở thôn Đại Bái, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh) hỏi Sở NNPTNT Hà Nội có biện pháp gì để xử lý các tàn dư, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi đã sử dụng?
Giải đáp thắc mắc của ông Thường, ông Ngô Đại Ngọc – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, vấn đề này Sở cũng rất quan tâm, trong thời gian qua Sở đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền qua loa đài, tờ rơi… Trong các cơ chế, chính sách của thành phố hiện có nội dung hỗ trợ cho các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung khoảng 1ha có 2 thùng chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật.
Ngay từ năm đầu triển khai, Sở đã hỗ trợ toàn bộ chi phí thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nên vấn đề này được giải quyết khá triệt để.
“Tuy nhiên do địa bàn rộng nên chúng tôi chưa triển khai phủ kín đến hết mọi đồng ruộng của ND, mà chỉ mới quan tâm đến vùng sản xuất tập trung với một số sản phẩm chủ lực như rau, hoa ở Mê Linh, Đông Anh… Hiện chương trình này đã được giao xuống cho các huyện để các huyện chủ động chỉ đạo và phối hợp với các công ty môi trường trên địa bàn để thu gom đưa đi tiêu hủy.
Mong rằng trong thời gian tới vấn đề rác thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật sẽ được giải quyết dứt điểm” – ông Ngọc khẳng định.
ND Nguyễn Thanh Nhã (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) băn khoăn về vấn đề xử lý đất trồng để đảm bảo đất đủ chất dinh dưỡng nuôi sống và giúp cây trồng phát triển tốt...
Về vấn đề này, TS Ngô Vĩnh Viễn - nguyên Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật cho hay: “Thực ra, đất sạch ở đây chỉ là khái niệm tương đối, mà người ta hay nói đến đất khỏe hơn.
Đất khỏe là đất phải đủ các chất dinh dưỡng như NPK (lân, phân, đạm…).
Trong đất tồn tại dịch bệnh là do nấm, virus, ký sinh trùng.
Đất khỏe là đất phải có nhiều chất hữu cơ, không có chất hữu cơ thì không giữ được nước và phân bón, các vi sinh vật ở đất cũng không tồn tại được.
Chính vì vậy, bà con cần lưu ý bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng cách cải tạo đất và bón phân cho cây trồng theo hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp xã, huyện”.
Related news
Từ ngày 21- 24.8, sau khi xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt, các hộ dân nuôi cá lồng trên dòng sống Nậm Nơn gửi đơn kêu cứu lên chính quyền địa phương. Tuy nhiên, đến nay hiện tượng cá chết vẫn chưa xác định được nguyên nhân.
“Bí quyết để có được thành công trong nghề nuôi tôm, đó là uy tín, chất lượng con giống phải đặt lên hàng đầu, không chạy đua theo số lượng” - ông Nguyễn Văn Trung – Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất giống thủy sản Trung Kiên chia sẻ với NTNN mới đây.
Sau cơn mưa lượng cá đồng xuất hiện dày đặc chạy dọc theo các con mương nước, người dân bắt được với số lượng lớn, bán với giá dao động từ 20.000 – 30.000 đồng/kg.