Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá đồng non lại... lên chợ!

Cá đồng non lại... lên chợ!
Publish date: Monday. August 17th, 2015

Trước đây, cá đồng non chưa đủ trọng lượng thì bán không được giá nên không ai bắt. Ðến mùa mưa năm sau chúng lại tràn lên đồng sinh sôi phát triển bầy đàn, dân nghèo chỉ việc cắm câu, giăng lưới bắt những con cá lớn và cũng sẵn sàng thả chừa lại những con cá nhỏ chưa đủ tuổi trưởng thành.

Rất nhiều nông dân vùng sâu, vùng xa, ruộng đất nhiều nhưng không cần cấy lúa vì năng suất thấp không có lãi, mà chỉ thả nuôi cá đồng và cũng chẳng cần cho chúng ăn gì, hằng ngày bắt tỉa cá lớn bán tươi hay làm khô, làm mắm là có tiền mua gạo. Còn những người không ruộng thì khai thác cá tự nhiên ngoài các vùng đất hoang cũng đủ chi phí cơm áo hằng ngày.

Cách khai thác “bắt cá lớn chừa cá nhỏ” đã giúp nông dân thuở trước bảo tồn được nguồn cá giống, giúp cá ngày càng sinh sôi. Thời kỳ đó sản lượng cá đồng ở Cà Mau rất lớn, hàng chục ngàn tấn mỗi năm và suốt dọc bờ sông nội ô Cà Mau, phía phường 5, có đến hàng chục vựa cá, vựa khô và mắm đồng, hoạt động cả ngày lẫn đêm lên hàng chở đi TP Hồ Chí Minh và các tỉnh tiêu thụ.

Mô hình lúa mùa đặc sản - cá đồng sẽ là bài toán kinh tế hộ bền vững đối với vùng chuyên lúa được giữ ngọt, nếu bà con nông dân biết giữ lượng giống cá đồng với cơ cấu thành phần loài hợp lý, biết khoanh nuôi, bảo vệ an toàn. Hiện nay, sau nhiều năm miễn cưỡng chạy đuổi theo cây lúa cao sản tăng vụ, ở các vùng không đủ điều kiện không còn mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. Vậy tại sao các địa phương không vận động nông dân quay lại “tái cơ cấu” với cây lúa mùa dẻo thơm và con cá đồng với mô hình lúa - cá đồng? Nếu cứ bám hè thu - lấp vụ để rồi lúa gạo cứ dư thừa không bán được giá cao, nông dân không thoát khỏi cái nghèo thì làm sao đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới?

Ðể nguồn lợi cá đồng được khôi phục nhanh chóng và bền vững, Nhà nước nên có chương trình hỗ trợ nuôi dưỡng tài nguyên cá đồng và nên phát động ngày thả cá bố mẹ tái tạo cá giống tự nhiên vào những ngày đầu mùa mưa. Từng địa phương nên tổ chức lại sản xuất theo lợi thế riêng, sao cho trên đồng ruộng, ngoài cây lúa, người nông dân còn được đảm bảo thu hoạch thêm các nguồn lợi khác.

Trong đó, quan tâm cây bồn bồn dễ trồng, thu lợi lớn và con cá đồng bản địa. Mỗi hộ nông dân có sẵn ao vườn, khuôn ruộng, hằng năm chỉ cần chừa lại vài cặp cá bố mẹ mỗi loại, hay mua các loại cá đồng non thả thêm vào để khôi phục lại nguồn cá giống và bảo vệ chăm sóc; hoặc cũng có thể thả ghép thêm những loài mới có giá trị cao như: thát lát cườm, cá bống tượng, tôm càng xanh, lươn đồng… thì đến mùa khô, lượng cá thương phẩm các loại thu về sẽ rất đáng kể. Hay vào mùa giáp hạt, lúc con đau, khi con nhập học, kẹt tiền có thể thu tỉa bán lấy tiền chi dụng sẽ rất có ý nghĩa.


Related news

Hồ tiêu Phú Quốc được công nhận là sản phẩm hàng Việt Nam tiêu biểu Hồ tiêu Phú Quốc được công nhận là sản phẩm hàng Việt Nam tiêu biểu

Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Quốc, có khoảng 700 hộ ở các xã Cửa Dương, Cửa Cạn, Dương Tơ và Bãi Thơm trồng trên 460 ha diện tích vườn tiêu với sản lượng hàng năm đạt 1.200 tấn/năm, tùy vào thời điểm, giá thị trường dao động từ 140.000 – 180.000 đồng/kg.

Wednesday. September 16th, 2015
Đưa vào vận hành 05 máy phun thuốc bảo vệ thực vật công suất lớn Đưa vào vận hành 05 máy phun thuốc bảo vệ thực vật công suất lớn

Nhằm thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, huyện Trà Cú (Trà Vinh) vừa đầu tư 05 máy phun thuốc bảo vệ thực vật có công suất lớn cho 05 hộ dân ở các xã Tân Sơn, Tập Sơn, Phước Hưng và Long Hiệp.

Wednesday. September 16th, 2015
TPP và sức ép với hộ chăn nuôi nhỏ TPP và sức ép với hộ chăn nuôi nhỏ

Với trên 10 triệu hộ chăn nuôi nhỏ, việc đảm bảo lợi ích cho người nông dân trước sức ép cạnh tranh khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang trở thành bài toán nan giải.

Wednesday. September 16th, 2015
Nghề nuôi nhím người dân không còn mặn mà Nghề nuôi nhím người dân không còn mặn mà

Khoảng những năm 2009 - 2011, phong trào nuôi nhím trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) phát triển rầm rộ

Wednesday. September 16th, 2015
Trở thành tỷ phú nhờ áp dụng công nghệ trong nuôi lợn Trở thành tỷ phú nhờ áp dụng công nghệ trong nuôi lợn

Nhờ áp dụng công nghệ trong chăn nuôi lợn, ông Trịnh Duy Tân, ở xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã trở thành tỷ phú.

Wednesday. September 16th, 2015