Cá Chết Hàng Loạt Vì Bệnh Liên Cầu Khuẩn
Nhận được tin báo của xã Ngọc Châu (Tân Yên - Bắc Giang) về việc cá rô phi đơn tính của một số trang trại thuỷ sản chết hàng loạt, cán bộ Chi cục Thú y và Chi cục Thuỷ sản đã kiểm tra dịch bệnh tại 4 hộ dân ở thôn Tân Trung.
Kết quả cho thấy, cá chết là do bị bệnh liên cầu khuẩn. Nguyên nhân cá bị bệnh là do thời tiết nắng nóng, sức đề kháng giảm trong khi đó mầm bệnh đã tồn tại trong môi trường ao nuôi. Ngoài ra, các hộ dân không vệ sinh ao nuôi đúng kỹ thuật, thả với mật độ dày, cho cá ăn phân chuồng chưa qua xử lý…
Để hạn chế dịch bệnh lây lan, cán bộ kỹ thuật khuyến cáo nông dân định kỳ thay nước ao, bón thêm vôi để ổn định độ pH, dùng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường ao nuôi. Đồng thời sử dụng một số loại thuốc đặc trị bệnh liên cầu khuẩn như: thuốc kháng sinh Doxycyline hoặc Flofernicol trộn vào thức ăn cho cá, liều lượng 5 - 6 gr/100 kg cá/ngày, cho ăn liên tục trong 5 - 7 ngày; bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá, liều dùng 2 - 3 gr/100 kg cá/ngày
Related news
Được thành lập và đi vào hoạt động chỉ vài năm qua, nhưng các tổ kinh tế hợp tác (KTHT) nuôi tôm tại xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc (Long An) đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Không những giúp cho các thành viên trong tổ có sự liên kết trong nuôi tôm mà còn tạo thêm việc làm cho một số lao động nhàn rỗi tại địa phương.
Để đáp ứng nhu cầu con tôm giống chất lượng phục vụ người nuôi tôm, trong thời gian qua, nhiều trại giống đã đầu tư công nghệ mới trong sản xuất. Tuy vậy, tôm giống ở Cà Mau hầu như bán với giá thấp hơn nhiều so với con giống ngoài tỉnh bởi chưa có thương hiệu.
Cầm trong tay tấm bằng cử nhân ngành Quản trị kinh doanh, chàng trai 22 tuổi Phạm Văn Hiếu (thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng - Lâm Đồng) quyết tâm trở về quê nhà để lập nghiệp. Công việc mà Hiếu chọn để khởi nghiệp cũng khá đặc biệt, đó là chăn nuôi bò sữa cho nghe nhạc.
Năm 2014, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bảo Yên được giao trồng 1.450 ha rừng sản xuất. Trên cơ sở kế hoạch giao, công ty đã họp và tổ chức cho nhân dân đăng ký nhu cầu trồng rừng mới. Theo đó, người dân của các xã trong vùng nguyên liệu đã đăng ký trồng mới 1.000 ha cây quế. Đây là năm đầu tiên, huyện Bảo Yên trồng quế với diện tích lớn như vậy.
Rau Ninh Đông ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 – Cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản Việt Nam chứng nhận đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap. Đây là nội dung chính được nhắc đến tại Hội nghị tổng kết “Mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm rau an toàn” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa tổ chức vào sáng 16/9 tại Nha Trang.