Ca Cao, Cà Phê Tăng Giá
Trong phiên giao dịch ngày 12/2 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 13/2 giờ VN), giá ca cao lên cao kỷ lục 2 năm rưỡi trong khi giá cà phê arabica cũng tăng.
Theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – VITIC (Bộ Công Thương), giá ca cao và cà phê tăng là do yếu tố thời tiết và tâm lý của nhà đầu cơ.
Cụ thể, ca cao kỳ hạn 2 tháng tại New York giá tăng 43 USD (1,3%) đạt 2.971 USD/tấn. Trong phiên, có lúc giá vọt lên mức cao nhất 2 năm rưỡi là 2.974 USD/tấn. Tại London, giá ca cao kỳ hạn tháng 5 tăng 13 bảng lên 1.867 bảng/tấn.
Giá ca cao tăng do lo ngại thời tiết El Nino có thể ảnh hưởng tới sản lượng ca cao toàn cầu.
Cơ quan Khí tượng Australia và Trung tâm Dự báo thời tiết CPC của Mỹ đều cho rằng có nhiều khả năng El Nino sẽ quay trở lại vào cuối năm nay, có thể gây lũ lụt, mưa lớn ở Mỹ và Nam Mỹ, đồng thời gây hạn hán ở Nam Á và Australia.
Trong khi đó, cà phê arabica tăng giá do các thương gia mua mạnh trước khi hợp đồng tháng 3 hết hạn. Giá tăng cũng còn do thời tiết khô ở Brazil có thể gây giảm sản lượng.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 tại New York giá tăng 3,7 US cent (2,7%) lên 1,4315 USD/lb.
Ở trong nước, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên ngày 12/2 tăng 300-400 đồng/kg, tính gộp đã cao hơn khoảng 2.000 đồng/kg so với trước Tết. So với ngày 11/2, giá cà phê nhân xô tại Gia Lai tăng 300 đồng, đạt mức 35.200 đồng/kg; tại Đắk Lắk tăng 400 đồng, đạt mức 35.100 đồng/kg.
Theo nhiều chuyên gia cà phê, trong thời gian tới, sản lượng cà phê xuất khẩu của Brazil sẽ giảm do thời tiết xấu. Bên cạnh đó, nhiều nước có thị phần xuất khẩu cà phê lớn đã hạn chế bán ra trong đợt này nên giá tiếp tục tăng cao, dự báo sẽ ổn định ở mức 35.000-37.000 đồng, giá thế giới ổn định ở ngưỡng 1.800 USD/tấn.
Related news
Vài tuần trở lại đây, do thường xuyên có các trận mưa to nên đã ảnh hưởng tới diện tích rau màu, khiến cho hàng loạt các loại rau củ quả tại các chợ trên địa bàn Hà Nội tăng giá mạnh.
Trong 2 ngày 1 và 2/10, tại TP Cần Thơ, Văn phòng Quốc hội tổ chức diễn đàn chính sách “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập - kinh nghiệm từ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.
Nhiều sản phẩm tim lợn có màu đen, đã mốc xanh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn được bày bán công khai tại chợ Phùng Khoang. Cảnh sát đã tịch thu hơn 100kg sản phẩm này và bàn giao cho cơ quan thú y cơ sở tiến hành tiêu hủy.
Thế giới sẽ cần thêm một Brazil – nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới để có thể tránh nguy cơ thiếu hụt cà phê.
Gần đây, trên một số tuyến đường Hà Nội xuất hiện các điểm bán trái cây đổ đống với đủ loại mặt hàng và có giá thành rất rẻ nên thu hút đông đảo người mua.