Bưởi Năm Roi Tăng Giá, Chanh Không Hạt Rớt Giá

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành (Hậu Giang), hiện giá bưởi Năm Roi tiếp tục tăng trung bình 5.000 đồng/kg so với 10 ngày trước đó. Cụ thể bưởi loại I từ 1kg trở lên hiện tại có giá từ 25.000-27.000 đồng/kg; loại II từ 800g đến dưới 1kg có giá 10.000-15.000 đồng/kg.
Bưởi tăng giá là do bước vào vụ nghịch, sản lượng bưởi cung không đủ cầu. Dự báo giá sẽ còn tăng lên đến trung tuần tháng 8 âm lịch.
Huyện Châu Thành hiện có khoảng 1.705ha bưởi Năm Roi, trong đó có trên 90% diện tích đang cho trái.
- Huyện Châu Thành hiện có 329ha chanh không hạt, tập trung nhiều nhất ở xã Đông Thạnh. Gần 1 tháng nay, chanh không hạt luôn rớt giá khiến nhà vườn nơi đây gặp khó khăn trong tiêu thụ.
Vào trung tuần tháng 5, giá chanh không hạt có giá 42.000 đồng/kg, thì hiện nay chỉ còn 10.000 đồng. Nguyên nhân được nhà vườn nơi đây cho biết là chanh đang bước vào vụ thu hoạch, bên cạnh đó do thời tiết mưa nhiều, thương lái gặp khó khăn trong khâu vận chuyển.
Còn tại Hợp tác xã Thạnh Phước, mỗi ngày chỉ cung ứng từ 4-5 tấn trái cho các siêu thị, còn sản lượng xuất khẩu tiêu thụ chậm. Được biết, hiện nay nhà vườn trồng chanh ở huyện Châu Thành ngoài việc phải đối mặt với khó khăn về giá cả, thì dịch bệnh “lá đứng” đang xuất hiện vẫn chưa có biện pháp phòng trị.
Related news

Khoảng một tháng nay, nhiều ngư dân ở xã An Hải (Phú Yên) được mùa cá cơm nên rất phấn khởi. Sau một đêm đi biển, thuyền khai thác ít nhất cũng được 20kg cá, thuyền nhiều trên 100kg nên ngư dân có thu nhập khá.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương cho biết, các doanh nghiệp thành viên cho đến nay, đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo với tổng số lượng lên tới 6,909 triệu tấn, tăng 1,54% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, lượng gạo đã xuất khẩu đạt 5,49 triệu tấn với tổng trị giá 2,39 tỷ USD.

“Phong trào xây dựng NTM như luồng gió mới, góp phần đổi thay diện mạo các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh, cải thiện cuộc sống và thúc đẩy KT - XH địa phương phát triển” - Đó là khẳng định của ông Lò Quang Chiêu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng điều phối Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) sau 3 năm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, với đặc thù của Điện Biên, chương trình cần “điểm nhấn” và giải pháp đột phá để thành công.

Với kiểu khai thác tận diệt, nhiều loại thủy, hải sản ven bờ các tỉnh miền Trung đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng. Sự nghèo nàn của nguồn lợi thủy sản ở khu vực này cũng đẩy hàng ngàn hộ dân rơi vào tình cảnh khốn khó. Hệ sinh thái ven bờ đang có nguy cơ bị đảo lộn hoàn toàn nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Ngoài nguyên nhân người đánh bắt dùng xuyệt, lưới rùng, đánh thuốc để bắt theo kiểu tận diệt thì tình trạng sử dụng thuốc hóa học bừa bãi trên đồng ruộng đã khiến cho môi trường sống của các loài thủy sinh bị ô nhiễm nặng nề. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ hủy hoại môi trường sống của các loài thủy sinh này.