Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bưởi Đoan Hùng cây làm giàu cho hôm nay, để dành cho mai sau

Bưởi Đoan Hùng cây làm giàu cho hôm nay, để dành cho mai sau
Publish date: Thursday. November 19th, 2015

Giá bưởi đầu vụ cũng không đắt lắm với giống bưởi Sửu có giá từ 40.000 - 50.000 đồng/quả, còn giống bưởi Bằng Luân có giá khoảng 15.000 - 25.000 đồng/quả...

Nhờ trồng bưởi, hàng trăm hộ dân trong huyện có mức thu nhập ổn định hàng năm từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.

Với gần 100 cây bưởi Bằng Luân từ 30 năm tuổi trở lên, mỗi năm gia đình ông Trần Văn Hải ở xã Quế Lâm, huyện Đoan Hùng có thu nhập ổn định khoảng hơn 130 triệu đồng.

Bưởi Đoan Hùng đã trở thành thương hiệu đặc sản của Phú Thọ.

Diện tích trồng bưởi ngày càng được mở rộng.

Người giàu lên nhờ bưởi cũng không ít.

Cây bưởi giờ không những giúp nông dân làm giàu mà còn trở thành “của để dành” cho đời sau, bởi ông cha trồng, con cháu được hưởng! Đó là lời khẳng định của ông Trần Huy Lượng, một trong những gia đình có diện tích bưởi vào loại lớn hiện nay ở xã Quế Lâm, huyện Đoan Hùng.

Theo ông Lượng, cây bưởi Đoan Hùng bắt đầu cho quả khi 5 đến 7 năm tuổi; từ 10 năm tuổi trở lên chất lượng quả ổn định.

Bưởi có thể cho thu hoạch đến vài chục năm, có cây hàng trăm năm.

Ở Đoan Hùng hiện nay có khá nhiều giống bưởi đang được trồng như bưởi Sửu (bưởi Chí Đám), bưởi Bằng Luân, bưởi Diễn…

Hiện nay, toàn huyện Đoan Hùng có 1.680ha bưởi (diện tích có thể thu hoạch đạt gần 1.000ha), trong đó diện tích bưởi đặc sản (bưởi Chí Đám và Bằng Luân) đạt 1.062ha, còn lại là các giống bưởi khác.

Diện tích bưởi đã có sự gia tăng đáng kể so với 5 năm trước đó.

Thời điểm trước năm 2010, nhiều gia đình đã phá bỏ cây bưởi, đặc biệt là diện tích trồng bưởi theo dự án bảo tồn và phục tráng lại giống bưởi đặc sản Đoan Hùng, dự án phát triển cây bưởi các loại ở Đoan Hùng… do nguyên nhân cây ra hoa nhưng không kết quả.

Trước tình hình đó, với quyết tâm bảo tồn, phát triển giống bưởi quý vùng Đất Tổ, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) phối hợp với chính quyền huyện Đoan Hùng, Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương tìm cách khắc phục.

Qua nghiên cứu, các đơn vị chuyên môn đã tìm ra phương pháp thụ phấn bổ sung; cắt cành, tỉa tán; bón phân… và mang lại những thành công bước đầu, củng cố niềm tin cho người trồng bưởi.

Do đó, diện tích bưởi được khôi phục và mở rộng.

Trong 5 năm qua, diện tích bưởi các loại trồng cải tạo, trồng lại và trồng mới đạt khoảng 470ha.

Sản lượng quả tăng đột biến từ 2.000 tấn năm 2010 lên đến gần 9.000 tấn năm 2015 (tính riêng đối với giống bưởi đặc sản); giá trị sản phẩm của bưởi Đoan Hùng ước đạt trên 200 tỷ đồng; bình quân thu nhập đạt khoảng 600 triệu đồng/ha đối với bưởi Chí Đám, 400 triệu đồng/ha đối với bưởi Bằng Luân.

Nhiều hộ trồng bưởi ở các xã Chí Đám, Bằng Luân, Quế Lâm đã có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Để có được những kết quả trên, ngoài sự nỗ lực khắc phục khó khăn của người trồng bưởi Đoan Hùng, các đơn vị chuyên môn còn có sự hỗ trợ không nhỏ của UBND tỉnh, huyện trong việc cấp kinh phí, có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển cây bưởi.

Bên cạnh đó là hàng trăm lớp tập huấn, hàng chục ngàn tờ rơi hướng dẫn kỹ thuật, hàng chục mô hình được triển khai với sự bám sát vườn đồi của đội ngũ cán bộ kỹ thuật đã giúp người trồng bưởi có được những kinh nghiệm tốt.

Nhờ đó, cây bưởi đã trở thành một trong những loại cây trồng mũi nhọn, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân nhiều xã ở Đoan Hùng.

Ông Trương Văn Lễ ở khu 15, xã Bằng Luân chia sẻ: Gia đình tôi có trên 200 gốc bưởi Bằng Luân, trung bình mỗi cây có từ 120 - 150 quả.

Bưởi đến mùa thu hoạch không cần phải mang đi bán, khách hàng đến đặt mua cả vườn và tự thu hoạch, gia chủ không phải vất vả gì.

Do được mùa bưởi nên năm nay, gia đình tôi cầm chắc trên dưới 250 triệu đồng.

Từ cây bưởi, tôi đã xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm nhiều vật dụng trong gia đình có giá trị.

Ngoài ra, tôi vừa xây dựng thêm một trang trại tổng hợp, gần như không phải vay vốn ngân hàng.

Hiện tôi đang trồng thêm khoảng 500 gốc, vừa làm giàu cho mình, vừa để dành cho con cháu sau này.

Trước đây, bưởi Đoan Hùng tuy ngon, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhưng mẫu mã, chất lượng chưa thực sự được đánh giá cao như tôm bưởi nát, nhiều khi bị khô, vỏ bị nám do sâu bệnh… khiến giá bán không cao.

Dưới sự phối hợp của Sở NN & PTNT, Trung tâm Khuyến nông, Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã triển khai nghiên cứu áp dụng đề tài ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, mẫu mã quả bưởi đặc sản Đoan Hùng từ năm 2011.

Sau 5 năm ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật; năng suất, chất lượng, mẫu mã bưởi Đoan Hùng từng bước được cải thiện.

Hiện tượng bưởi ra hoa không đậu quả, khô tôm, vỏ xấu… cơ bản đã được khắc phục.

Bưởi Đoan Hùng đã được cung cấp chỉ dẫn địa lý, được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng nên việc tiêu thụ khá thuận tiện.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ bưởi đặc sản Đoan Hùng đã mở rộng ra nhiều địa phương trong tỉnh và cả các tỉnh, thành khác, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Do thuận lợi về giao thông, nên càng ngày bưởi đặc sản Đoan Hùng càng được nhiều người biết tới, sẵn sàng đặt mua với số lượng lớn.

Nhìn chung, khâu trung gian trong quá trình kinh doanh bưởi Đoan Hùng không nhiều.

Tuy nhiên, do sản lượng bưởi từ những cây nhiều năm tuổi còn ít nên vẫn có tình trạng đẩy giá sản phẩm lên cao và thương lái trà trộn bưởi từ một số địa phương khác như Tuyên Quang, Yên Bái làm ảnh hưởng đến thương hiệu bưởi đặc sản Đoan Hùng.

Từ nay đến năm 2020, Đoan Hùng phấn đấu trồng mới khoảng 400ha, nâng diện tích bưởi đặc sản lên 1.500ha, diện tích cho thu hoạch đạt trên 1.100ha, tập trung phát triển tại 18 xã vùng thượng huyện như: Bằng Luân, Quế Lâm, Bằng Doãn, Chí Đám, Phúc Lai, Tây Cốc, Minh Lương…

Đồng thời Sở NN & PTNT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với huyện Đoan Hùng, Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, phân bón mới nhằm cải thiện và nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã cho bưởi Đoan Hùng; tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, hướng tới xuất khẩu để tăng giá trị kinh tế cho cây bưởi…

Mặc dù đã được đánh giá cao, có sự thay đổi về chất lượng, mẫu mã sản phẩm nhưng người trồng bưởi ở Đoan Hùng vẫn cần phải quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện tốt các biện pháp thâm canh, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP.

Tới đây, khi nền kinh tế nước ta hội nhập sâu vào các khu vực TPP; cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)… sản phẩm nông nghiệp, trong đó có nông sản ăn quả của các nước trong khối sẽ cạnh tranh với nông sản trong nước nói chung, bưởi Đoan Hùng nói riêng, do vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành vẫn là bài toán đặt ra với người trồng bưởi.

Việc được cấp chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu đối với bưởi đặc sản Đoan Hùng đã được tiến hành thành công nhưng vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, nhất là trong khâu thu hoạch và cung cấp sản phẩm theo từng hộ, để có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

Từ đó sẽ tiếp tục mở rộng, phát triển ổn định vùng bưởi đặc sản Đoan Hùng, mang lại giá trị kinh tế lâu dài.


Related news

Dịch Heo Tai Xanh Gây Thiệt Hại 24 Tỷ Đồng Ở Đak Lak Dịch Heo Tai Xanh Gây Thiệt Hại 24 Tỷ Đồng Ở Đak Lak

Theo Chi cục Thú y: đợt dịch heo tai xanh xảy ra trên địa bàn tỉnh Đak Lak vừa qua đã gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi. Đã có 13 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Lak và Krông Bông) với 115 xã, 707 thôn, 2.287 hộ có dịch heo tai xanh.

Saturday. November 10th, 2012
Nhiều Hộ Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Nuôi Cá Sấu Nhiều Hộ Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Nuôi Cá Sấu

Những năm gần đây, mô hình nuôi cá sấu thương phẩm được nhiều nông dân xã Định Thành (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) thực hiện vì hiệu quả và lợi nhuận khá cao. Mỗi vụ, người nuôi lãi hàng trăm triệu đồng.

Saturday. September 14th, 2013
Ba Ba “Sốt” Giá, Người Dân Vẫn Thờ Ơ Ở Khánh Hòa Ba Ba “Sốt” Giá, Người Dân Vẫn Thờ Ơ Ở Khánh Hòa

Phong trào nuôi ba ba rộ lên những năm 2005 - 2006. Lúc đó, nhiều hộ xây hồ, đào ao nuôi ba ba với mong muốn làm giàu nhanh chóng, bởi đây là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, không bao lâu sau, thị trường tiêu thụ này giảm dần khiến nhiều người nuôi ba ba lỗ nặng.

Thursday. May 23rd, 2013
Kỹ Thuật Trồng Nấm Kim Châm Kỹ Thuật Trồng Nấm Kim Châm

Nấm kim châm còn có tên gọi khác là nấm giá vì chúng mọc thành từng cụm đều nhau, có hình giá đậu nhưng với kích thước lớn hơn và trên đầu cây nấm có mũ...

Tuesday. July 30th, 2013
Nuôi Cá Hồi Thiệt Hại Nặng Sau Lũ Quét Bản Khoang Nuôi Cá Hồi Thiệt Hại Nặng Sau Lũ Quét Bản Khoang

Do suy giảm nguồn cung nên cá hồi tại thị trấn Sa Pa tăng giá khoảng 40-50 nghìn đồng/kg. Nguyên nhân là do hai cơ sở nuôi và cung ứng cá hồi, cá tầm lớn nhất ở Sa Pa bị thiệt hại nặng trong trận lũ quét vừa qua.

Monday. September 16th, 2013