Bùng phát dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng
Sau khi vụ muối kết thúc, người dân xã Tân Thuận bắt tay vào cải tạo hồ, đầu tư nuôi tôm ngay trên những ruộng muối. Hiện tổng diện tích hồ tôm toàn xã là 92 ha, tập trung chủ yếu ở thôn Thanh Phong và Hiệp Lễ.
Với mô hình sản xuất luân canh muối - tôm, thì nghề nuôi tôm ở đây phát triển mạnh từ những năm 2005. Trước đây, bà con thường nuôi loại tôm sú nhưng nhận thấy tôm thẻ chân trắng đem lại hiệu quả kinh tế cao nên chuyển sang nuôi loại tôm này.
Tôm được bà con đầu tư nuôi từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch, nếu tôm phát triển tốt thì sau 2,5 – 3 tháng cho thu hoạch, mỗi năm thường nuôi 2 vụ.
Những năm trước, nhờ vào nghề nuôi tôm nên đời sống của diêm dân xã Tân Thuận được cải thiện đáng kế, trong đó nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Nhưng từ năm ngoái đến nay, tôm thẻ chân trắng ở đây bị dịch bệnh chết hàng loạt khiến người nuôi tôm thiệt hại nặng nề.
Đến xã Tân Thuận thời điểm này, chúng tôi ghi nhận nhiều hồ tôm đang bỏ không, chỉ một số hộ nuôi lẻ tẻ, ít đầu tư hoặc nuôi mật độ thưa cầm chừng.
Qua tìm hiểu được, từ đầu vụ đến nay diện tích tôm bị dịch bệnh chết 40/60 ha, với thiệt hại khoảng 20 triệu/sào. Trong đó, nhiều hộ dân mất trắng do tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh, dẫn đến vỡ nợ và bỏ nghề.
Chúng tôi đến hộ ông Nguyễn Văn Tiệp, người có nhiều năm trong nghề nuôi tôm ở thôn Thanh Phong.
Ông cho biết: Mặc dù đã ứng dụng những công nghệ mới qua tập huấn trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng vụ tôm vừa rồi gia đình ông nuôi 2 lứa với diện tích 6 sào thì tôm 25 đến 35 ngày tuổi đều bị bệnh chết hết, thiệt hại trên 100 triệu đồng.
Trả lời về vấn đề này, ông Đậu Trọng Trung – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thuận cho biết: Tôm bị bệnh chết nhiều bắt đầu từ năm ngoái, nhưng năm nay tôm nhiễm bệnh và chết nhiều hơn.
Do thiệt hại lớn nên nhiều hộ đã dừng hoặc bỏ nghề nuôi tôm, nếu trước đây có 100 hộ làm nghề nuôi tôm thì hiện chỉ còn 20 hộ.
Trước tình hình dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng diễn biến phức tạp tại xã Tân Thuận, người dân địa phương mong muốn ngành chức năng xuống địa phương để lấy mẫu kiểm tra tìm ra nguyên nhân và hỗ trợ tập huấn xử lý dập dịch cho bà con.
Related news
Nhiều nhà vườn trồng bưởi rất phấn khởi khi càng gần tết, giá bưởi càng tăng cao và ổn định. Các hộ trồng bưởi ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết, giá bưởi da xanh được thương lái hợp đồng mua với các nhà vườn từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, còn bưởi Năm Roi từ 43.000 - 50.000 đồng/kg.
Xã Hồng Giang (Lục Ngạn) được lựa chọn làm vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu, gồm các thôn: Hiệp Tân, Kép 2A, Kép 1, Kép 3 và HTX Hồng Giang. Mỗi nhóm gồm 4 - 5 cán bộ kết hợp với Cục Bảo vệ thực vật thẩm định lại các vườn trồng về điều kiện cấp mã số vùng trồng. Đón chuyên gia nước ngoài đến kiểm tra; tập huấn kỹ thuật, cách ghi sổ nhật ký theo dõi quy trình VietGAP, các quy định của thị trường xuất khẩu.
Hướng đến công nghệ chế biến nhằm tăng thêm giá trị cho xoài, tránh được rủi ro khi thị trường xuất khẩu có vấn đề, đồng thời triển khai đồng bộ thị trường nội địa và xuất khẩu là phương thức hay mà An Giang cần nghĩ đến” – kỹ sư Phan Nhật Nam, Giám đốc Công ty Cổ phần Bánh kẹo Mê Kông (TP. Cần Thơ), chia sẻ.
Tiêu biểu trong phong trào này là hộ bà Phan Thị No và bà Phan Thị Phơ. Hai bà không chỉ trồng các loại rau màu theo thời vụ mà còn trồng dưa hấu trên bờ bao vuông tôm. Mô hình này đã mang lại hiệu quả, giúp gia đình đón những mùa xuân sung túc.
Thực hiện Nghị quyết số 52 của HĐND tỉnh, tháng 4/2014, Chi cục Thủy sản tỉnh triển khai mô hình nuôi cá giống mới cho 50 hộ dân trên địa bàn, với tổng diện tích 40ha. Mô hình nuôi cá giống mới hỗ trợ 1,2 triệu con cá rô phi đơn tính giống Đường nghiệp và 40 nghìn cá chép lai ba máu cho các hộ nuôi.