Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Bọ Xít Xanh Hại Lúa

Bọ Xít Xanh Hại Lúa
Publish date: Tuesday. July 26th, 2011

(Tên khoa học: Nezara viridula Linnaeus)

Thuộc Họ: Pentatomidae Bộ: Hemiptera

Đặc điểm hình thái:

- Trứng hình trống, mới đẻ có màu xanh, sau màu hồng xám, trước khi nở có màu đỏ. Trứng đẻ thành từng ổ vào thân, lá thành nhiều hàng xếp thẳng thắn.

- Sâu non mới nở có màu vàng, hai mắt đỏ, chân và râu trong suốt. Chuyển sang tuổi 2 sâu bắt đầu ăn. Sâu tuổi 2 có chân, đầu, ngực và râu màu đen; mép ngoài bụng có một điểm vàng. Sâu tuổi 3, 4 và 5 có màu xanh và có nhiều chấm đen, trắng rất rõ, cơ thể hình bầu dục.

- Con trưởng thành hình khiên, màu xanh nhạt; mắt màu đỏ đen hoặc đen; bụng có nhiều chấm đen; cánh che phủ hết đốt bụng

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:

Vòng đời của bọ xít xanh khoảng 65-70 ngày

+ Giai đoạn trứng: 5-7 ngày (mùa đồng 14-21 ngày).

+ Giai đoạn sâu non: 20-30 ngày.

+ Giai đoạn trưởng thành: sống nhiều tháng.

Bọ xít trưởng thành hoạt động giao phối vào ban ngày, lúc 9-10 giờ sáng, trứng được đẻ thành từng ổ, mỗi ổ trứng có từ 30-130 trứng; mỗi con cái đẻ từ 50-500 trứng. Bọ xít trưởng thành có tập tính qua đông và qua đông trong vỏ cây, tàn dư lá cây hoặc những khu vực khác. Mùa xuân đến, nhiệt độ ấm lên, bọ xít xanh chui ra khỏi nơi ẩn nấp, phá hại và đẻ trứng. Con cái có thể bắt đầu đẻ sau khi hoá trưởng thành 3-4 tuần. Bọ xít trưởng thành thích ánh sáng đèn. Trưởng thành có thể di chuyển xa với khoảng cách hàng cây số.

Điều kiện phát sinh của bọ xít xanh: về mùa: mùa xuân và hè thu; về vụ: vụ mùa sớm và xuân muộn. Ruộng lúa gần ruộng rau thì bị hại nặng hơn, bọ xít xanh thường di cư hàng loạt từ ruộng rau sang ruộng lúa vì phổ gây hại của bọ xít xanh rất rộng, nó có thể hại hầu hết các loại cây trồng: từ cây lương thực, thực phẩm đến các cây nông nghiệp ngắn, dài ngày. Bọ xít xanh hại trên lúa, làm cho lúa bị lép lửng. Bọ xít xanh xuất hiện tại khắp các vùng ở Việt Nam và thế giới.

Phòng trừ:

● Phát hiện sớm, diệt các ổ bọ xít xanh mới nở, vợt bắt con trưởng thành.

● Sử dụng các loại thuốc hóa học lưu dẫn, có vị độc, tiếp xúc như Ofatox 400EC, Fastac 5EC, Padan 95 SP; Cyperan 5EC/10EC hoặc 25EC; Bassan 50EC; Sumicidin 10 hoặc 20EC...


Related news

Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 9 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 9

Sắt là thành phần cấu tạo của Chlorophyll (diệp lục tố) và một số phân hóa tố trong cây. Cây lúa cũng cần sắt nhưng với lượng nhỏ

Tuesday. January 23rd, 2018
Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 1 Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 1

Cây lúa thuộc loại Hòa thảo (Graminae), tộc Oryzae, loài Oryza. Trong đó, Oryza sativa L. là tên của lúa trồng phổ biến nhất hiện nay

Wednesday. January 24th, 2018
Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 2 Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 2

Hạt lúa trong khi bảo quản vẫn còn chứa một lượng nước nhất định từ 12-14% trọng lượng khô. Khi ngâm trong nước, hạt hút nước và trương lên

Wednesday. January 24th, 2018
Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 3 Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 3

Lúa là cây đơn tử diệp. Khi hạt nẩy mầm thì rễ mầm (radicle) xuất hiện trước, sau đó đến thân mầm (coleoptile). Thân mầm được bao bọc bởi một lá bao mầm

Wednesday. January 24th, 2018
Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 4 Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 4

Thân lúa (stem) gồm những mắt và lóng nối tiếp nhau, Lóng là phần thân rỗng ở giữa 2 mắt và thường được bẹ lá ôm chặt

Wednesday. January 24th, 2018