Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Bọ Trĩ Hại Lúa

Bọ Trĩ Hại Lúa
Publish date: Tuesday. July 26th, 2011

(Tên khoa học: Stenchaetothrips biformis Bagnall)

Thuộc Họ: Thripidae Bộ: Thysanoptera

Đặc điểm hình thái:

- Trứng hình bầu dục, khi mới đẻ có màu trong suốt, lúc sắp nở có màu vàng nhạt.

- Sâu non mới nở thân có màu trong suốt, sau lần lột các thứ nhất có màu vàng nhạt. Cơ thể hình ống, râu dài không quá ½ cơ thể, đầu nhỏ hơn ngực.

- Nhộng màu vàng sẫm, không di chuyển. Giai đoạn này phần phụ nhìn thấy rõ, cánh kéo dài tới đốt bụng thứ 4. Thường hoá nhộng ngay trong những lá đã cuốn lại.

- Con trưởng thành mới vũ hoá có màu nâu sáng, sau có màu đen bóng, rất nhanh nhẹn, thường bò cong bụng trên mặt lá. Râu đầu hình chuỗi hạt 7 đốt, đốt gốc to hơn các đốt khác. Đầu hơi giống hình chữ nhật, mắt kép bé. Con đực có kích thước nhỏ hơn con cái.

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:

Vòng đời của bọ trĩ khoảng 11-16 ngày

+ Giai đoạn trứng: 4-5 ngày.

+ Giai đoạn sâu non: 5-8 ngày.

+ Giai đoạn tiền nhộng và nhộng: 2-3 ngày.

+ Giai đoạn trưởng thành: 10-20 ngày.

Con cái trưởng thành đẻ khoảng 3-160 trứng, chúng đẻ trong 5-7 ngày, nhưng đẻ nhiều nhất là ngày thứ 2, 3, 4. Một năm phát sinh 8-10 lứa, trong đó lứa 1 và 2 phát sinh trên cỏ. Lứa 2-3 và lứa 6 là quan trọng nhất. Nhiệt độ thích hợp để bọ trĩ phát sinh phát triển từ 15-25oC. Mưa làm giảm rõ rệt số lượng bọ trĩ, đặc biệt là trưởng thành. Quần thể bọ trĩ phát triển mạnh ở những năm hạn hán, con trưởng thành có khả năng kháng thuốc cao.

Bọ trĩ gây hại ở khắp các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới, lúa sạ bị hại nặng hơn lúa cây. Bọ trĩ trưởng thành và bọ trĩ non đều hút nhựa lá và hoa làm cây lúa sinh trưởng còi cọc, hoa lúa không thụ phấn được. Lá lúa non bị hại có nhiều điểm trắng nhỏ, nhưng khi bị hại nặng thì chóp lá khô vàng và cuốn quăn lại, và dần dần khi cả lá. Bọ trĩ hại cả lúa nước và lúa cạn ngay sau khi lúa mới cấy được 1-2 tuần.

Phòng trừ:

● Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ ở các bờ ruộng hoặc sơn bờ ruộng. Cấy, sạ lúa với mật độ vừa phải, không quá dày, giữ nước không để ruộng khô.

● Dùng các loại thuốc thảo mộc để bảo vệ các thiên địch, trong trường hợp mật độ cao dùng thuốc hoá học vị độc, lưu dẫn, tiếp xúc như: Regent 800WG, Hopsan 75ND, Polytrin 440ND, Selecron 50EC, Actara 25WP phun khi bọ trĩ phát sinh rộ...


Related news

Giải pháp bảo vệ lúa hè thu đầu vụ Giải pháp bảo vệ lúa hè thu đầu vụ

Trong sản xuất lúa, vụ Hè Thu là vụ lúa đầy khó khăn, thách thức vì thời tiết bất lợi: đầu vụ nắng hạn xì phèn, cuối vụ lúa trổ gặp mưa bão.

Thursday. April 20th, 2017
Giải pháp làm lúa khô tại tỉnh Bến Tre Giải pháp làm lúa khô tại tỉnh Bến Tre

Diện tích gieo trồng lúa hàng năm ở Bến Tre hơn 70.000 ha, trong đó sản xuất hè thu hơn 20.000 ha, những năm gần đây nhờ áp dụng các tiến bộ KHKT và sự hỗ trợ

Friday. April 21st, 2017
Giải pháp ứng phó trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn trong sản xuất trồng trọt Giải pháp ứng phó trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn trong sản xuất trồng trọt

Sản xuất trồng trọt năm 2016 của tỉnh Bến Tre đang phải đối mặt với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sản xuất

Monday. April 24th, 2017
Một số giải pháp hạn chế thiệt hại do hạn- mặn cho cây trồng của nhà vườn Một số giải pháp hạn chế thiệt hại do hạn- mặn cho cây trồng của nhà vườn

Bến Tre là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn mặn. Chính vì vậy, việc đối phó với hạn-mặn luôn là mối quan tâm lớn của các cấp, các ngành và nông dân.

Monday. April 24th, 2017
Giải pháp kỹ thuật cho sản xuất lúa và cây ăn trái sau giai đoạn hạn hán, xâm nhập mặn Giải pháp kỹ thuật cho sản xuất lúa và cây ăn trái sau giai đoạn hạn hán, xâm nhập mặn

Trong mùa khô 2016 vừa qua, tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất trồng trọt.

Monday. April 24th, 2017